Tin mới

Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc nhận hối lộ 250 tỷ đồng

Thứ sáu, 13/07/2018, 08:22 (GMT+7)

Ông Diêu Cương, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, bị nghi ngờ đã nhận hối lộ và có những hành vi giao dịch “mờ ám”.

Ông Diêu Cương, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, bị nghi ngờ đã nhận hối lộ và có những hành vi giao dịch “mờ ám”.

Ngày 11/7, ông Diêu Cương đã bị đưa ra xét xử lần thứ nhất tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, theo Sound of Hope.

Ông Diêu đã bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 71 triệu nhân dân tệ (khoảng 250 tỷ đồng). Bị cáo Diêu Cương đã nhận tội tại tòa án. Tòa án sẽ đưa ra phán quyết trong thời gian sớm nhất.

Ông Diêu Cương, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc.

Khi còn làm Trợ lý Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc từ năm 2006-2015, ông Diêu Cương đã lợi dụng chức quyền giúp đỡ các đơn vị có liên quan tránh bị xử phạt hành chính trong quá trình sáp nhập, mua lại, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu ngừng giao dịch v.v. Thông qua họ hàng, ông Diêu nhận tài sản bất hợp pháp lên đến gần 7 triệu nhân dân tệ.

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2007, ông Diêu kiêm nhiệm thêm chức Giám đốc Ban giám sát Phát hành Chứng Khoán, thu lợi riêng hơn 2,1 triệu nhân dân tệ thông qua tài khoản chứng khoán mà ông ta kiểm soát thực tế.

Ông Diêu Cương lọt vào tầm ngắm của “Chiến dịch đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình vào tháng 11/2015. Trong tháng 12 cùng năm, ông Diêu bị cách chức Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc.

Từ trái sang ông Lệnh Kế Hoạch, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai là những thân tín của phe cánh ông Giang Trạch Dân, tất cả đều bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. 

Vào tháng 8/2017, bị cáo bị lập án điều tra về hành vi cố ý thực hiện các biện pháp cưỡng chế và nhận hối lộ.

Ngày 5/7, khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc thông cáo truy tố ông Diêu Cương, giới dư luận phát hiện một điểm khác biệt so với những cuộc điều tra trước đó. Đó là ông Diêu Cương bị cáo buộc một tội danh mới – giao dịch nội gián.

Trong thực tế, nếu lật lại hồ sơ tội án của ông Diêu vào tháng 7/2017 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, sẽ phát hiện ông ta còn có một tội danh khác – cậy quyền chính trị.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, ông Diêu “dựa hơi” ông Lệnh Kế Hoạch – Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng ban Mặt trận Thống nhất, cả hai đều là thành viên của “Hội đồng hương Sơn Tây”.

Những quan tham trong ngành chứng khoán lần lượt sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng, từ trái qua: Trợ lý Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc ông Trương Dục Quân, Tổng giám đốc Chứng khoán CITIC Securities ông Trình Bác Minh và ông Từ Tường của “Quỹ tư nhân Nhất Ca”.

Em trai của ông Lệnh Kế Hoạch, ông Lệnh Hoàn Thành có thể hoàn tất việc đầu tư vào sáu công ty GEM (Global Emerging Markets) cũng đều do ông Diêu Cương xem xét thông qua. Ông Lệnh Hoàn Thành là một trong những người hưởng lợi lớn nhất trong Quỹ tư nhân Hối Kim Lập Phương.

Đằng sau ba tội danh trên, có tin đồn rằng ông Diêu Cương từng tham gia vào một cuộc đảo chính hai chiều.

Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015 được xem là một cuộc “đảo chính kinh tế” do tập đoàn lợi ích quan liêu của ĐCSTQ liên kết với các trùm tài phiệt tạo thành, mục đích là thông qua khủng hoảng tài chính, càn quét tài sản của các cổ đông giàu có, gây ra những khó khăn thiết thực cho các doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp trên diện rộng ở Trung Quốc, cuối cùng lợi dụng sự phẫn nộ của người dân để vá họa cho chính quyền Tập Cận Bình, nhằm đạt được mục tiêu “đảo chính chính trị”.

Vào thời điểm đó, truyền thông Hồng Kông trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ rằng, ông Diêu Cương không chỉ đã gia nhập vào “gia tộc tham nhũng Lệnh Kế hoạch”, mà bị cáo cũng có khả năng là một trong những người tham gia chủ chốt của cuộc “đảo chính chính trị” trên.

Trong nửa cuối năm 2015, sau khi Tập Cận Bình cứu vãn được thị trường, ông Tập đã đẩy mạnh “chiến dịch đả hổ diệt ruồi” trong thị trường tư bản Trung Quốc.

Ngoài bị cáo Diêu Cương, Trợ lý Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc ông Trương Dục Quân, Tổng giám đốc Chứng khoán CITIC Securities ông Trình Bác Minh và ông Từ Tường của “Quỹ tư nhân Nhất Ca” liên tiếp bị điều tra.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news