Tin mới

Phương Tây o ép nhưng không đẩy Nga tới “bờ vực kinh tế”

Thứ tư, 13/01/2016, 09:50 (GMT+7)

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow nhằm gây áp lực lâu dài cho Nga và không đẩy họ tới "bờ vực kinh tế".

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow nhằm gây áp lực lâu dài cho Nga và không đẩy họ tới "bờ vực kinh tế".

Các biện pháp hạn chế của EU và Mỹ áp đặt lên Moscow từ năm 2014 do cuộc xung đột Ukraine đã làm giảm 1,5% sản lượng kinh tế Nga trong năm 2015, vị quan chức dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Ảnh hưởng của Giá dầu thế giới giảm còn lớn hơn, nền kinh tế Nga đã giảm 3,8% trong năm 2015.

"Tác động trực tiếp là khá nhỏ... khoảng 1-1,5%".

Vị quan chức này cho biết tác động gián tiếp lớn hơn. Các công ty quốc tế xem xét các khoản đầu tư 20 năm tại Nga đã giảm xuống tận 5 năm.

"Các biện pháp trừng phạt được thiết kế để không đẩy Nga tới bờ vực kinh tế", vị quan chức nói thêm.

"Điều đó sẽ rất tệ cho người dân Nga". Các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và quốc phòng của Nga, được áp đặt từ tháng 7/2014, là một phần trong những nỗ lực của phương Tây gây áp lực lên Nga để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine. Xung đột đã giết chết hơn 9.000 người kể từ tháng 4/2014.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các lệnh trừng phạt này "đnag làm tổn hại nghiêm trọng tới Nga" mặc dù ông cũng ghi nhận rằng tác động lớn hơn từ việc cung cấp dầu tràn lan trên toàn cầu đang làm giảm giá năng lượng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức. Ảnh: Bild

Cho đến nay, khi mà cả phương Tây lẫn Nga đều không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng Ukraine, EU và Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt Nga cho tới cuối tháng 7/2016.

Điều đó có nghĩa là các công ty của Nga không thể vay vốn từ các ngân hàng Mỹ và EU và trên các thị trường trong hơn 30 ngày, hạn chế các nhà sản xuất dầu như Rosneft khỏi việc huy động vốn đầu tư.

Vị quan chức nói thêm rằng: "Từ những gì chúng ta biết và qua các cuộc trò chuyện của tôi với những người tham gia thị trường, các nước khác không thu hẹp được khoảng cách" mặc dù Trung Quốc đã cung cấp một số vốn với lãi suất cao hơn, kỳ hạn ngắn hơn.

Bất cứ lệnh trừng phạt nào được dỡ bỏ đều gắn với việc thực hiện một thỏa thuận hòa bình về Ukraine do các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ukraine và Nga ký kết cách đây 1 năm.

Bảo Linh (theo The News)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news