Tin mới

Cận cảnh quái vật thời tiền sử vẫn còn tồn tại duy nhất ở một hòn đảo

Thứ sáu, 03/10/2014, 11:03 (GMT+7)

Loài động vật có hình thù kỳ dị trông như quái vật thời tiền sử này đến bây giờ chỉ còn tồn tại duy nhất trên một hòn đảo trên thế giới.

Loài động vật có hình thù kỳ dị trông như quái vật thời tiền sử này đến bây giờ chỉ còn tồn tại duy nhất trên một hòn đảo trên thế giới.

Kỳ nhông biển có tên thường gọi là Cự đà biển hay Cự đà biển Galapagos.  Đây là loài bò sát thuộc thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển. Môi trường sinh sống của chúng là khu vực bãi đá bờ biển và đôi khi là khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển trên hầu hết tất cả các đảo.

                                       

Loài động vật này chỉ tìm thấy ở quần đảo Galápagos, cách đất liền 1.000km, ngoài khơi bờ biển Ecuador. Chúng được biết đến lần đầu tiên vào năm 1825 với ngoại hình xấu xí trông chẳng khác gì quái vật thời tiền sử.

                                                       

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cự đà đất (kỳ nhông) và cự đà biển đã tiến hóa từ một tổ tiên chung kể từ khi đến các hòn đảo từ Nam Mỹ, có thể là do chúng trôi trên những bè ra đảo.

                     

Nhưng giả thuyết hợp lý nhất có lẽ là việc chúng sinh sống gần những núi lửa trên quần đảo này, quá trình kiến tạo địa chất khiến nước biển dâng cao, các núi lửa trở thành các hòn đảo, vì thế chúng đã phải thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt nơi đây bằng cách tiến hóa.

 Thức ăn chính của nó bao gồm rong biển và tảo bám trên các mỏm đá và dưới những vùng biển nông. Cự đà biển có mõm phẳng và hàm răng sắc nhọn cho phép nó ăn được những mảng tảo bám chặt vào đá.

Xem video: Trăn Nam Mỹ nuốt chửng kỳ nhông khổng lồ

 

 

Charles Darwin trong chuyến viếng thăm quần đảo đã từng miêu tả loài cự đà biển như những "Con quỷ bóng tối" trên các bãi biển. Trên thực tế, loài cự đà biển không phải là luôn có màu đen. Những con non có màu nhạt và sọc trên lưng còn một số con trưởng thành có màu xám, thay đổi màu sắc theo mùa. Với những màu tối sẽ giúp cự đà biển nhanh chóng hấp thụ nhiệt để giảm thiểu thời gian hôn mê sau khi ngoi lên khỏi mặt nước mỗi lần kiếm ăn.

         

 Một sự khác biệt giữa các loài cự đà biển là về kích thước tùy thuộc vào nơi sinh sống của chúng. Cự đà sống trên các hòn đảo Fernandina và Isabela là lớn nhất hơn bất cứ nơi nào khác trong Galápagos. Còn cự đà nhỏ nhất được tìm thấy trên đảo Genovesa.

Con đực trưởng thành có chiều dài 1,7 m, nặng 1,5 kg, trong khi con cái chỉ dài từ 0,6–1 m. Cự đà biển nói chung là ít nhanh nhẹn trên mặt đất, nhưng là "vận động viên" bơi lội giỏi nhờ chiều dài cùng với vây lưng và đuôi. Trong khi đó, các móng vuốt của chúng rất dài và sắc nhọn, cho phép nó bám chặt vào đá trước những con sóng mạnh của vùng biển Thái Bình Dương.

                           

Do là loài bò sát kiểm soát thân nhiệt kém, nên cự đà biển chỉ có khả năng lặn dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định thường kéo dài đến tối đa 30 phút.

Sau đó nó sẽ ngoi lên và sưởi ấm cơ thể nhờ ánh nắng mặt trời, lúc này nó trở thành loài động vật ăn thịt nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Thoa Nguyễn

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news