Tin mới

Quyền im lặng có chống được bức cung, nhục hình?

Thứ tư, 24/09/2014, 17:34 (GMT+7)

Phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội (TVQH) về dự thảo: Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân sửa đổi... đã trở thành “phiên điều trần”, khi Chủ tịch QH liên tục đặt ra các câu hỏi sắc sảo trước tình trạng nhục hình, về sự độc lập của các thẩm phán, về “quyền im lặng”.

Phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội (TVQH) về dự thảo: Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân sửa đổi... đã trở thành “phiên điều trần”, khi Chủ tịch QH liên tục đặt ra các câu hỏi sắc sảo trước tình trạng nhục hình, về sự độc lập của các thẩm phán, về “quyền im lặng”.

Kiểm sát viên, không thể “một mình một chợ”

Ngay đầu phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập ngay và thẳng vào những vấn đề bức xúc nhất, và cũng là những vấn đề người dân mong chờ nhất .“Việc tòa Hà Nội yêu cầu các tòa án phải báo cáo lên chánh án là vi phạm rất nặng rồi? các đồng chí đã xử lý thế nào? Thế thì còn độc lập gì nữa?”- ông đặt câu hỏi đồng thời khẳng định “Quyền độc lập của cơ quan điều tra, của VKS và đặc biệt độc lập trong xét xử của tòa phải được đảm bảo. Tôi cho rằng nếu không đảm bảo các nguyên tắc này, tòa án không thể bảo vệ công lý, không thể công bằng được”.

 

Bị cáo Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) cởi áo, chỉ những vết sẹo là do bị đánh trong tù, tại phiên tòa phúc thẩm (lần 3) “Vụ án vườn điều” ngày 9.3.2005. Ảnh Nguyễn Đình Quân

Đối với “quyền im lặng”, nhắc lại các ý kiến rằng muốn chống bức cung, ép cung, nhục hình thì bị can, bị cáo, người bị bắt có quyền im lặng cho tới lúc có sự có mặt của luật sư, Chủ tịch QH nói “chính Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng có ý kiến như thế”, đồng thời chất vấn chánh án “nếu không đủ điều kiện ấy phiên tòa có mở?”.

Giải trình trước TVQH, Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng vấn đề tranh tụng sẽ được cụ thể hóa trong các luật về tố tụng. Vấn đề là phải tổ chức được bộ máy thì mới có cơ sở xem xét vấn đề tố tụng. Riêng nói về hình sự, nếu tòa nhận hồ sơ thấy chưa đảm bảo thì có quyền trả để điều tra bổ sung, nhưng thực tế có những việc chưa thực hiện đúng quyền này.

 

 “Nếu đúng theo tinh thần hiến pháp mới, nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được tội phạm thì tòa sẽ tuyên vô tội. Cái này liên quan nhiều đến trách nhiệm, đến bồi thường nhà nước…” - chánh án nói. Riêng vấn đề độc lập của thẩm phán, ông Bình nói “đây là nguyên tắc hiến định. Chúng tôi sẽ kiến nghị để có những cơ chế pháp luật tiếp tục đảm bảo thẩm quyền này, dù có những nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xét xử”.

Chủ tịch QH ngay sau đó yêu cầu phải ghi rõ ngay trong luật này là phải đảm bảo nguyên tắc có tranh tụng. Nếu không có dứt khoát không thể mở phiên tòa, chứ không thể có một phiên tòa chỉ có mỗi kiểm sát buộc tội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật QH Phan Trung Lý cũng nhấn mạnh đến thực tế “Báo cáo án, báo cáo nghiệp vụ… tất cả đều ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, đều là một dạng án bỏ túi”. Theo ông, nguyên tắc này có thể bị ảnh hưởng nếu như theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân Tối cao sửa đổi trở thành một cơ quan quản lý cả về tổ chức hành chính trong khi theo hiến pháp, TANDTC chỉ có 3 nhiệm vụ và chỉ 3 nhiệm vụ xét xử tối cao, giám đốc xét xử và hướng dẫn. Ông cũng nhấn mạnh việc quy định tổ chức phải phục vụ nhiệm vụ chính là xét xử và đảm bảo cho thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chả tranh tụng gì cả mà cứ nói: “Bác bỏ”

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình giải trình rằng: Quyền im lặng là vấn đề lớn, nhiều nước thế giới đã áp dụng, nhưng khi đưa vấn đề này thì còn có nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, theo ông Bình: “Cơ quan điều tra không muốn quyền này, giới luật sư thì lại rất muốn” và chính vì “ý kiến khác nhau lớn quá cho nên chúng tôi chưa dám đưa việc này vào” (Dự thảo Luật Tố tụng hình sự sửa đổi) Chủ tịch QH lấy ví dụ vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, để đặt vấn đề rằng : “Ông đã điều tra sai, lại trả lại để ông tiếp tục làm, là không được. Giờ phải nói rõ là sai, không thể trả lại toàn bộ vụ án. Như thế mới đảm bảo sự độc lập cả về quyền và trách nhiệm”.

Thậm chí dẫn báo cáo về tình trạng “có ép cung nhục hình tra tấn”, khi mà “đưa người ta vào phường xong là chết. Chết xong lại bảo người ta tự tử”, Chủ tịch QH yêu cầu Luật Tổ chức VKSND cũng phải có quy định kiểm sát viên có quyền tham gia vụ án ngay từ đầu như luật sư để chống tình trạng nhục hình. Trong khi đó, phải đảm bảo nguyên tắc xét xử có tranh tụng chứ không thể chấp nhận tình trạng “chả tranh tụng gì cả mà cứ nói (là bị) bác bỏ: “Người ta nói có căn cứ thì phải tranh tụng lại để tòa có căn cứ mà xét xử. Buộc tội sai thì phải chịu trách nhiệm. Danh dự ngành kiểm sát là ở chỗ này”- Chủ tịch Quốc.

Theo ĐÀO TUẤN

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news