Tin mới

Rút giấy phép hoạt động 2 ngân hàng nước ngoài

Thứ ba, 30/09/2014, 08:54 (GMT+7)

Mới đây, 2 ngân hàng nước ngoài là Ngân hàng liên doanh Lào\nViệt và Ngân hàng Credit Agricole đã bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép hoạt\nđộng.

 

 

Mới đây, 2 ngân hàng nước ngoài là Ngân hàng liên doanh Lào Việt và Ngân hàng Credit Agricole đã bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép hoạt động.

Thực hiện yêu cầu của Văn phòng Quốc hội về việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã báo cáo những vấn đề liên quan đến nhóm nội dung chính chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong đó có việc các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, NHNN đã thu hồi Giấy phép và kết thúc thanh lý đối với 2 chi nhánh của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt và Ngân hàng Credit Agricole.

Đồng thời, NHNN cũng hoàn thành việc đóng cửa và xác nhận việc chuyển giao tài sản - công nợ đối với các chi nhánh thuộc Ngân hàng ANZ và Ngân hàng Shinhan. Hiện cơ quan quản lý tiền tệ cũng đang triển khai xử lý dứt điểm việc chuyển giao tài sản - công nợ để đóng cửa 2 chi nhánh của các Ngân hàng HSBC và Ngân hàng Standard Chartered.

Tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Bình  cũng cho biết, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại, trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 1 ngân hàng còn lại.

Được biết, ngân hàng còn lại trong số 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu là ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank). Đây là ngân hàng được bán 100% cổ phần cho đối tác nước ngoài là một ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore. Hiện nay, các ngân hàng này đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại theo đúng phương án được duyệt.


(ảnh minh họa)

Bản báo cáo cũng cho cho hay, tới đây Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) mua lại công ty Tài chính cổ phần Dệt may và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) mua lại công ty Tài chính Hóa chất. Cả 2 thương vụ này đã được NHNN chấp thuận về mặt chủ trương.

Cùng với đó, NHNN cũng đã chấp thuận để công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Như vậy, ngoài thương vụ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại công ty Tài chính Than khoáng sản, thì tới đây sẽ có thêm 2 thương vụ ngân hàng mua đứt công ty tài chính và 1 thương vụ sáp nhập. Với chủ trương “muốn cho vay tiêu dùng buộc phải có công ty tài chính” mà NHNN vừa ban hành, thì tới đây “làn sóng” mua bán sáp nhập giữa ngân hàng và công ty tài chính yếu kém, làm ăn kém hiệu quả các các tập đoàn, tổng công ty sẽ còn diễn ra rầm rộ.

Đối với các NHTM cổ phần hoạt động bình thường, NHNN đã nhận phương án tái cơ cấu của 24/25 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, NHNN đã phê duyệt 18 Phương án tái cơ cấu, đồng thời yêu cầu ngân hàng thương mại cổ phần còn lại tiếp tục hoàn thiện phương án.

Đối với các TCTD nước ngoài, thời gian qua, NHNN tích cực chỉ đạo tái cơ cấu 3 ngân hàng liên doanh thuộc diện yếu kém hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trong đó có 2 ngân hàng dự kiến có sự thoái vốn của đối tác Việt Nam, triển khai việc rút giấy phép, đóng cửa một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động không có hiệu quả hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, chuyển giao tài sản, công nợ sang đơn vị trực thuộc của cùng ngân hàng mẹ hoạt động ở Việt Nam.

 Bảo An/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news