Tin mới

Sau 3 năm lên nắm quyền, Kim Jong-un thực sự là người như thế nào?

Thứ bảy, 20/12/2014, 15:26 (GMT+7)

Các nhà phân tích mâu thuẫn với nhau về việc Kim Jong-un đang nắm trong tay bao nhiêu quyền lực kể từ khi lên tiếp quản đất nước sau cái chết của cha mình 3 năm trước song họ đều đồng ý với nhau ông là người khó đoán.>> Kim Jong-un cấm quan chức hút thuốc lá ngoại >> Triều Tiên cấm lấy tên Kim Jong-un đặt cho trẻ>> Em gái Kim Jong-un sắp tới thăm Hàn Quốc

Các nhà phân tích mâu thuẫn với nhau về việc Kim Jong-un đang nắm trong tay bao nhiêu quyền lực kể từ khi lên tiếp quản đất nước sau cái chết của cha mình 3 năm trước song họ đều đồng ý với nhau ông là người khó đoán.

 

Khi Triều Tiên đã kết thúc lễ kỷ niệm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il hôm 17/12 thì con trai kiêm người kế nhiệm ông, Kim Jong-un đang trở thành tâm điểm của giới quan sát. Họ muốn biết ông đã thể hiện vai trò lãnh đạo của mình như thế nào bên ngoài cái bóng của cha mình.

Nhà lãnh đạo trẻ lên nắm quyền kể từ sau cái chết của cha mình 3 năm trước. Nhưng các nhà ngoại giao và giới phân tích vẫn còn bất đồng về việc có bao nhiêu quyền lực nằm trong tay người đàn ông 31 tuổi này và điều ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn Chính sách đối với đất nước mà ông đang điều hành.

“Kim Jong-il là một người đàn ông của chiến lược và có nhiều tính toán hơn. Nhưng Kim Jong-un thì không như vậy”, một nhà ngoại giao Hàn Quốc giấu tên cho biết.

Thay vào đó, cả nhà ngoại giao này và các quan chức Nhật Bản đều mô tả Kim Jong-un là “thất thường”, thậm chí còn khó đoán hơn cả cha mình.

Trong khoảng thời gian ngắn lên nắm quyền, Kim Jong-un đã tìm cách thực hiện cải cách kinh tế sâu hơn và thu hút đầu tư nước ngoài trong khi vẫn bán chặt lấy tham vọng hạt nhân có từ thời cha và ông nội – các chính sách mà nhiều nhà phân tích xem là mâu thuẫn.

Kim Jong-un được cho là đã đánh bật một cuộc đảo chính và thanh trừng người chú quyền lực Jang Song-thaek của mình, khiến thế giới phải đoán già đoán non trước sự biến mất trong nhiều tuần vì chân đau của mình và kết bạn với ngôi sao bóng rổ người Mỹ Dennis Rodman.

Chính phủ của ông cũng được cho là đứng sau vụ tin tặc tấn công hãng Sony Pictures, cuối cùng buộc công ty này phải hủy việc công chiếu Interview – bộ phim hài Hollywood mô tả các vụ ám sát khủng khiếp nhằm vào Kim Jong-un.

“Thành tựu chính của ông là vẫn còn sống”, Adam Cathart, một chuyên gia về Triều Tiên, giản viên đến từ ĐH Leeds, Anh nói. “Đây là cách mà nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu lại kinh nghiệm du kích từ thời Mãn Châu và chiến tranh Triều Tiên – nếu bạn không bị phá hủy, bạn chiến thắng”.

Kim Jong-un tại lễ kỷ niệm 3 năm ngày mất của cha

Trong khi nhiều người tin rằng Kim Jong-un đã được những người xung quanh hỗ trợ để thiết lập quyền lực, những người khác lại coi các chính sách thất thường này như một sản phẩm của một nhà lãnh đạo trẻ quyền lực yếu đưa ra.

“Ông ấy không có mạng để cai trị đất nước”, Remco Breuker, một giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại ĐH Leiden, Hà Lan cho biết.

Triều Tiên dường như đã trỏa thành một tầng lớp quý tộc cũ “trong đó những gia đình quý tộc rất mạnh sẽ chiến đấu với từng cái móng tay của người cai trị yếu cho dù cha ông ta là ai”, Breuker nói. Các tâng lớp quý tộc được tạo thành từ những gia đình quan chức quyền lực tạo nên nguồn lực kinh tế của đất nước, ông nói thêm.

 

Ngay cả theo thời gian, sẽ càng khó khăn để Kim Jong-un đảo ngược xu hướng này, Breuker nói.

 

Theo một mạng lưới thiếu tin cậy, nhiều nhà phân tích cho biết điều này đã nhắc nhở Kim Jong-un nâng đỡ em gái Kim Yo-jong của ông lên vị trí cao cấp trong Ủy ban Trung ương Đảng. Cô đại diện cho một trường hợp hiếm hoi trong một xã hội giao trưởng như ở Triều Tiên.

“Em gái ông là người duy nhất ông có thể tin tưởng. Ông tin tưởng cô ấy hơn cả vợ mình, nhà ngoại giao Hàn Quốc cho biết.

Nhà lãnh đạo không thể đoán trước cũng đã  khiến đồng minh quan trọng nhất của mình, Trung Quốc thất vọng hơn so với cha mình.

Quan hệ đã xấu đi rõ rệt, đặc biệt là từ sau vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên vào năm ngoái. Vụ thử được thực hiện ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền. Phản ứng lại, ông Tập Cận Bình đã đi ngược lại với truyền thống mà các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc thường làm đó là đến thăm Bình Nhưỡng đầu tiên. Thay vào đó, ông đã đến thăm Hàn Quốc vào tháng 7 vừa qua.

Mối quan hệ Trung-Hàn đã ấm lên và đó như một nỗi xỉ nhục với Kim Jong-un và Triều Tiên. Cả 2 nhà lãnh đạo Trung- Hàn đã đến thăm lẫn nhau kể từ khi họ lên nắm quyền.

Sự thất vọng của Trung Quốc với Triều Tiên gần đây đã được công khai. Tờ Global Times hồi tháng trước đã  đăng bài bình luận do một quan chức quân đội về hưu và một học giả tranh luận về việc đã đến lúc Bắc Kinh từ bỏ đối tác cộng sản kéo dài 65 năm của mình.

“Cuộc tranh luận này được phép bởi lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra khó chịu trước những gì mà Triều Tiên làm và họ có thể sử dụng cuộc tranh luận này để cho Bình Nhưỡng thấy người Trung Quốc không hài lòng”, John Delury, giảng viên tại ĐH Yonsei, Seoul nói. “Nhưng khi bạn xem các chính sách, về cơ bản là không thay đổi”.

“Lợi ích của Trung Quốc tại Triều Tiên là để họ tồn tại và không sụp đổ” nhà ngoại giao Hàn Quốc cho biết.

Bảo Linh (tin tức SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: quyền lực