Tin mới

"Siêu lá chắn" Mỹ thách thức mọi hỏa lực của kẻ thù

Thứ sáu, 10/06/2016, 10:33 (GMT+7)

Lục quân Mỹ đã bắn thử một tên lửa đánh chặn, được thiết kế để bảo vệ các lực lượng được triển khai trên mặt đất bằng cách tiêu diệt hỏa lực của kẻ thù, từ pháo binh, tên lửa, đạn pháo, tên lửa hành trình, thậm chí cả máy bay và máy bay không người lái.

Lục quân Mỹ đã bắn thử một tên lửa đánh chặn, được thiết kế để bảo vệ các lực lượng được triển khai trên mặt đất bằng cách tiêu diệt hỏa lực của kẻ thù, từ pháo binh, tên lửa, đạn pháo, tên lửa hành trình, thậm chí cả máy bay và máy bay không người lái.

Vụ thử bắn đạn thật thành công, diễn ra tại khu thử nghiệm tên lửa White Sands Missile Range, bang New Mexico, đã chứng tỏ khả năng của máy phóng đa nhiệm Army Multi-Mission Launcher (MML), bắn được loại vũ khí có tên gọi: tên lửa Miniature Hit-to-Kill (truy đuổi - tiêu diệt thu nhỏ). Gọi là "truy đuổi - tiêu diệt" bởi nó là loại vũ khí động lực học, không có chất nổ. Thay vào đó, vũ khí đánh chặn này sử dụng tốc động và tác động va chạm để tiêu diệt các mục tiêu tiếp cận, các quan chức Lục quân Mỹ giải thích.

Tên lửa Miniature Hit-to-Kill. Ảnh: National Interest

Ý tưởng này nhằm cung cấp cho các binh sĩ được triển khai tới căn cứ Forward Operating Base cơ hội tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công hỏa lực của địch. MML được cấu hình để bắn nhiều loại vũ khí khác nhau. Mới đây, loại máy phóng này đã tiến hành tập trận bắn đạn thật với 1 tên lửa AIM-9X Sidewinder và 1 tên lửa AGM-114 Hellfire. Thông thường, MML được thiết kế để bắn những loại tên lửa bắn từ trên không. AIM-9X là chủ yếu và đây là loại vũ khí không đối không. Hellfire là tên lửa có khả năng tấn công không đối đất.

Multi-Mission Launcher (MML) - loại vũ khí gắn trên xe tải, là một phần trong hệ thống bảo vệ binh sĩ có tên gọi Integrated Fire Protection Capability - Inc.2. Hệ thống này sử dụng công nghệ điều khiển hỏa lực và radar Sentinel để xác định và tiêu diệt lực lượng bố trí phía trước cũng như hỏa lực địch. Công nghệ này sử dụng một hệ thống chỉ huy và kiểm soát gọi là Hệ thống Chỉ huy Phòng không Tích hợp (IBCS).

MML có thể xoay 60 độ và nâng cao từ 0-90 độ để xác định và hạ gục mục tiêu hỏa lực từ bất cứ hướng hay góc độ nào.

Một tuyên bố của Lục quân Mỹ cho biết: "MML gồm 15 ống phóng, mỗi ống có thể có 1 máy đánh chặn lớn hoặc nhiều máy đánh chặn nhỏ hơn. Được phát triển sử dụng một cấu trúc các hệ thống mở, máy phóng sẽ  ghép nối với Trung tâm Điều hành Giao chiến IBCS để hỗ trợ và điều phối nhắm mục tiêu của các cuộc giao chiến"

Với vụ tên lửa IS giết chết một lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ hỏa lực ở Iraq thời gian gần đây, thứ vũ khí bảo vệ cho quân đội trên mặt đất này có thể nhanh chóng tạo ra sự khác biệt cho các lực lượng trong những tình huống giao chiến.

Tên lửa Hellfire phóng từ mặt đất

Các cuộc bắn thử gần đây nhằm kiểm tra sự thích ứng của tên lửa Hellfire - một loại vũ khí diệt tăng nặng khoảng 45 kg - thường được bắn từ các loại máy bay như Gray Eagle, Predator và các máy bay không người lái của Reaper cũng như trực thăng tấn công Apache.

Hellfire cũng được bắn đi như một phần của công nghệ bảo vệ lực lượng phát triển gọi là "Indirect Fire Protection Capability Increment 2-Intercept (IFPC Inc. 2-I)

Cuộc tập trận bắn Hellfire chứng tỏ khả năng phóng đi một loại vũ khí đánh chặn thứ hai bởi MML cũng bắn đi tên lửa phòng không Stinger phóng từ mặt đất và một tên lửa AIM-9X (một loại vũ khí tấn công không đối không thích hợp bảo vệ quân hỏa lực mặt đất).

Trả lời phỏng vấn tờ Scout Warrior, Đại tá Terrence Howard, Giám đốc dự án tại Văn phòng Dự án Các hệ thống phòng không Tên lửa hành trình, thuộc PEO Missiles and Space nói: "Chúng tôi đang được tích hợp đầy đủ AIM-9X và Longbow (Hellfire). Đây là một nỗ lực lớn của gia đình PEO".

MML hoạt động song song với phần mềm kiểm soát hỏa lực và radar để xác định, theo dõi và tiêu diệt các mối đe dọa từ trên không của kẻ thù bằng một tên lửa đánh chặn.

IFPC Inc 2-I là nỗ lực hợp tác chung giữa Văn phòng Dự án Các hệ thống phòng không Tên lửa hành trình của Phòng quản lý Chương trình tên lửa và Không gian (PEO for Missiles and Space) và Trung tâm Kỹ thuật, Phát triển và Nghiên cứu tên lửa, Hàng không của Mỹ (AMRDEC).

"Đây là một khả năng mà khi hoàn thiện đầy đủ và tung ra sẽ đương đầu được với rất nhiều mối đe dọa trên không tinh vi. MML sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ binh sĩ trên mặt đất khỏi những mối nguy hiểm trên chiến trường", ông James Lackey, giám đốc AMRDEC nói với tờ Scout Warrior. "MML mang lại cho tôi sự tự tin rằng chúng ta có thể nỗ lực nhiều hơn khi nó trở thành nguyên mẫu trong tương lai".

Cuộc tập trận bắn đạn thật có sự góp mặt của các chuyên gia Lục quân, đại diện đến từ ngành công nghiệp và các đối tác quốc tế quan tâm tới sự phát triển của hệ thống này.

Các chuyên gia phát triển vũ khí đã sử dụng hệ thống thu thập dữ liệu và đo từ xa để đánh giá kết quả cuộc bắn đạn thật với ý định nhanh chóng đưa hệ thống này vào sử dụng. Loại vũ khí này cần 3-5 năm để đi vào hoạt động.

Xem thêm:

[mecloud]WYwqoiLZ8v[/mecloud]

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news