Tin mới

Số ca Covid-19 thế giới vượt 4 triệu, virus tấn công Nhà Trắng

Chủ nhật, 10/05/2020, 07:47 (GMT+7)

Số ca Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới đã vượt 4 triệu vào ngày 9/5, theo thống kê của AFP dựa trên các nguồn chính thức.

Hiện tại có ít nhất 4.001.437 ca nhiễm Covid-19 trên khắp thế giới và 277.127 ca tử vong. Nhưng tính đến 7h sáng 10/5, theo thống kê của ĐH Johns Hopkins, con số người mắc và tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới đã lên 4.098.276 ca và 280.224 ca tương ứng.

Mỹ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất với 1.305.544 ca mắc và 78.618 trường hợp tử vong. Châu Âu là lục địa bị dịch tấn công mạnh nhất với 1.708.648 ca và 155.074 ca tử vong. Sau sự việc lính cần vụ của Tổng thống Donald Trump và một thư ký báo chí của Phó Tổng thống Mike Pence dương tính với Covid-19, Nhà Trắng đã gửi một bản ghi nhớ cho tất cả các nhân viên và nêu chi tiết các biện pháp cần thực hiện để ngăn chặn sự lây lan. Theo đó, Nhà Trắng sẽ duy trì cho tối đa nhân viên làm việc từ xa, báo cáo việc đi lại và tự theo dõi các triệu chứng. Những khu vực được coi là "điểm tiếp xúc cao" trong Nhà Trắng và Tòa văn phòng Điều hành Eisenhower sẽ được "làm sạch mức độ cao". Giám đốc CDC của Mỹ Robert Redfield sẽ làm việc từ xa trong 2 tuần sau khi ông phơi nhiễm với một nhân viên Nhà Trắng dương tính với Covid-19.

Nhân viên nghĩa trang Bruno Avelino đi qua một nghĩa địa ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AP

Anh, quốc gia chịu thiệt hại thứ 4 thế giới trong đại dịch với hơn 215.000 ca mắc và hơn 31.000 ca tử vong vừa công bố gói 2,48 tỷ USD để khuyến khích đi bộ và xe đạp nhằm bù đắp lại những tác động của virus corona. Đây được xem là một phần trong nỗ lực thúc đẩy các hình thức du lịch thay thế nhằm đáp ứng những quy định giãn cách xã hội trong mạng lưới giao thông công cộng.

Pháp với hơn 176.000 ca mắc và hơn 26.000 ca tử vong khiến quốc hội bỏ phiếu quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc cho đến 10/7. Tình trạng khẩn cấp sẽ cung cấp cho chính phủ khuôn khổ pháp lý để thực hiện những biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19, trong đó có hạn chế đi lại và ngăn chặn xã hội. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp ở cả Thượng viện và Quốc hội đều bày tỏ quan ngại về tác động của luật này với quyền tự do cá nhân. Tổng thống Emmanuel Macron sẽ chuyển luật tới Hội đồng Hiến pháp để xem nó có phù hợp với Hiến pháp hay không.

Hơn 50% dân số Tây Ban Nha với 11 khu vực trên cả nước sẽ chuyển sang giai đoạn 2 vào ngày mai, 11/5. Đây là một phần trong quá trình giảm leo thang cuộc khủng hoảng Covid-19. Hai thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng nặng nhất là Madrid và Barcelona vẫn đang ở giai đoạn 0, tức là chưa đáp ứng tất cả những điều kiện cần để mở cửa trở lại. Giai đoạn 1 cho phép di chuyển nhiều hơn trong mỗi tỉnh nhưng công dân vẫn cần tuân thủ quy định xã hội, giữ vệ sinh nơi công cộng và sử dụng khẩu trang trên phương tiện công cộng.

Brazil, quốc gia chịu ảnh hưởng vì Covid-19 nặng nhất Brazil. Đến sáng nay, nước này dã có hơn 156.000 ca nhiễm và 10.656 ca tử vong. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã nhiều lần bác bỏ mối đe dọa virus. Ông cho rằng tác động của các biện pháp phòng ngừa, như kiểm dịch và phong tỏa, có thể tác động xấu hơn đến nền kinh tế của Brazil.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Covid-19