Tin mới

Số ca Covid-19 toàn cầu tăng đột biến, WHO cảnh báo về tình trạng 'mệt mỏi vì đại dịch'

Thứ ba, 27/10/2020, 16:47 (GMT+7)

Người đứng đầu WHO mới đã cảnh báo về tình trạng "mệt mỏi vì đại dịch" khi số ca Covid-19 trên toàn thế giới tăng đột biến, đặc biệt là ở bắc bán cầu.

"Làm việc tại nhà, trẻ em phải học từ xa, việc không thể kỷ niệm những mốc quan trọng với gia đình, bạn bè hoặc đến dự tang lễ của người thân yêu, sự khó khăn và mệt mỏi là có thật", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. Tuy nhiên, ông nói rằng "chúng ta không thể từ bỏ...". Các lãnh đạo phải cân bằng sự gián đoạn cuộc sống và sinh kế với nhu cầu bảo vệ nhân viên y tế và hệ thống y tế khi các phòng chăm sóc đặc biệt đã quá tải".

Ông Ghebreyesus cũng cảnh báo chống lại việc chính trị hóa đại dịch. "Nơi có sự chia rẽ chính trị ở cấp quốc gia, nơi có sự thiếu tôn trọng trắng trợn đối với các chuyên gia y tế và khoa học, sự hỗn loạn đã lan rộng và các ca nhiễm cũng như tử vong đã tăng lên", ông nói.

Số ca Covid-19 tại châu Âu đang tăng vọt trở lại. Ảnh: Getty

Dưới đây là diễn biến dịch Covid-19 trên khắp thế giới.

Châu Âu

Tại Đức, số ca Covid-19 được xác nhận đã tăng thêm 11.409 ca, lên mức 449.275 ca trong ngày hôm nay, theo dữ liệu từ Viện Robert Koch. Số ca tử vong được báo cáo cũng tăng thêm 42, lên 10.098 ca.

Tại Anh, các kháng thể chống lại Covid-19 đã giảm trong mùa hè. Các nhà khoa học tại ĐH Hoàng gia London phát hiện tỷ lệ lưu hành kháng thể giảm từ 6% dân số cuối tháng 6 xuống còn 4,4% trong tháng 9. Điều này cho thấy miễn dịch có thể không kéo dài lâu.

Những người không có triệu chứng thì lượng kháng thể giảm mạnh hơn so với những người đọc xác nhận nhiễm Covid-19 thông qua xét nghiệm PCR. Wendy Barclay, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của trường cho biết sự suy giảm lượng kháng thể không nhất thiết liên quan đến hiệu quả của một loại vắc xin tiềm năng. "Một vắc xin tốt có thể tốt hơn so với miễn dịch tự nhiên", ông Barclay nói.

>> Xem thêm: Trung Quốc bùng phát ổ dịch Covid-19 cực lớn tại Tân Cương

Châu Mỹ

Tại Mỹ, Ủy viên giải bóng chày Major League (MLB) Rob Manfred cho biết các câu lạc bộ đã nợ 8,3 tỷ USD do ảnh hưởng của dịch Covid-19. "Những thiệt hại về kinh tế (trong mùa giải này) đã gây thiệt hại lớn cho ngành này", ông Manfred nói.

Trong mùa giải MLB 2020, số trận đã giảm từ 162 xuống còn 60 do Covid-19 và không có bất cứ người hâm mộ nào đến xem các trận đấu đó. Những người tham dự chỉ được phép trở lại sân với số lượng hạn chế trong giải National League Championship Series và giải vô địch World Series đang diễn ra giữa Los Angeles Dodgers và Tampa Bay Rays.

Ông Manfred lo lắng cho tương lai của giải đấu và nói rằng "sẽ rất khó khăn cho ngành công nghiệp khi vượt qua một năm nữa mà không có người hâm mộ đến sân".

Châu Đại Dương

Melbourne, nơi được coi là tâm dịch trong làn sóng Covid-19 thứ 2 của Australia đã trải qua 2 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên thành phố không ghi nhận ca nhiễm mới trong 48 giờ kể từ tháng 3. Những tuần gần đây, thành phố đã phải chịu các hạn Chế Phong tỏa ngheiem ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm qua đêm, lệnh lưu trú tại nhà và đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết.

Trong tháng 8, bang Victoria ghi nhận hơn 700 ca Covid-19 hàng ngày. Hiện chỉ có 87 ca còn đang điều trị trên toàn bang.

Một số hạn chế đã được dỡ bỏ, cho phép nhà hàng và cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại. Nhưng các phòng tập gym và các hạn chế đi lại giữa thành phố và các vùng khác của bang vẫn được duy trì cho đến tháng tới.

>> Xem thêm: Tận dụng đại dịch Covid-19, giới siêu giàu Trung Quốc 'mọc lên như nấm sau mưa'

Thế giới

Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể liên quan đến 15% trong số hơn 1 triệu ca Covid-19 tử vong trên toàn thế giới. Đây là theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Tim mạch.

Nghiên cứu do các chuyên gia Đức và Síp thực hiện, xem xét dữ liệu sức khỏe và bệnh tật ở Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia kết hợp nó với dữ liệu vệ tinh về mức độ phơi nhiễm toàn cầu với các hạt cực nhỏ và ô nhiễm trên mặt đất.

Ở Đông Á, các tác giả cho biết 27% ca tử vong liên quan đến Covid-19 có thể là do chất lượng không khí kém. Con số này ở châu Âu là 19% và Bắc Mỹ là 17%.

Các tác giả bài báo nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là ô nhiễm không khí góp phần trực tiếp vào các trường hợp tử vong, đây có thể là một yếu tố chung.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news