Tin mới

Sơ cứu nạn nhân bị tôn cứa cổ thế nào là đúng?

Thứ hai, 26/09/2016, 10:15 (GMT+7)

Hai tai nạn do tôn cứa cổ khiến nạn nhân tử vong khiến không ít người bàng hoàng và một trong những nguyên nhân là do nạn nhân không được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Theo các bác sĩ để cứu mạng nạn nhân nên biết cách cầm máu, đảm bảo không mất máu quá nhiều.

Hai tai nạn do tôn cứa cổ khiến nạn nhân tử vong khiến không ít người bàng hoàng và một trong những nguyên nhân là do nạn nhân không được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Theo các bác sĩ để cứu mạng nạn nhân nên biết cách cầm máu, đảm bảo không mất máu quá nhiều.

[mecloud]mKZDLcSwjD[/mecloud]

Tại Hà Nội tuần vừa qua xảy ra hai vụ tai nạn thương tâm do tôn cứu cổ, nạn nhân là một bé trai 10 tuổi trong lúc đi xe đạp đã vô tình va vào tấm tôn sắc nhọn trên xe xích lô đỗ ven đường. Hai là, một phụ nữ  66 tuổi bị tấm tôn trên xe bò chạy ngang qua cứa vào cổ.

Hai nạn nhân tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đứt khía quản, tổn thương mạch cảnh hai bên.

Các bác sĩ cho biết, nạn nhân có thể sống nếu được sơ cứu cầm máu ban đầu đúng cách, vì thế qua hai trường hợp trên cho thấy kỹ năng sơ cứu trong cộng đồng chưa tốt, đặc biệt là cách cầm máu.

Trên Vnxepress, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu không quá phức tạp.

Người thực hiện sơ cứu chỉ cần bình tĩnh ấy tay bịt vết thương bằng vải, quần áo, khăn hoặc bất cứ vật liệu nào có thể bịt, cầm máu, sau đó đưa người bị nạn đi cấp cứu.

Băng ép vết thương ở cổ với lực vừa đủ giúp hạn chế được tình trạng chảy máu nhưng không khiến nạn nhân khó thở. Dùng dây băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân rồi buộc lại để cố định vị trí băng ép. Đây là cách sơ cứu đúng với nạn nhân bị cứa động mạch cổ. Ảnh Vnexpress

Trên Dân Trí, BS Nguyễn Viết Hậu, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM chỉ ra, người dân có mặt tại hiệu trường có chung tâm lý sợ hãi khi nhìn thấy máu và mất bình tĩnh nên việc sơ cứu ban đầu bị trì trệ.

Nếu được cầm máu kịp thời, không để mất máu thêm và đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt thì cơ hội cứu sống người bị nạn trong tầm tay của bác sĩ.

Bác sĩ Hậu khuyến cáo: "Trước tiên, người sơ cứu cần nhanh chóng dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương, băng ép lại với lực vừa đủ giúp hạn chế được tình trạng chảy máu nhưng không khiến nạn nhân khó thở. Dùng dây băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân rồi buộc lại để cố định vị trí băng ép.

Trong trường hợp vết thương nằm ở vị trí khó cố định dải băng ở vùng nách đối diện vết thương, người sơ cứu có thể dùng cánh tay, bàn tay của nạn nhân (phía đối diện vết thương) hoặc dùng thanh gỗ đặt vùng cổ đối diện để làm điểm tựa cố định băng ép với lực vừa phải để không làm ngạt nạn nhân. Sau đó, nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lào, thuốc lá các loại bột hoặc nhai lá cây... đắp lên vết thương. Cách sơ cứu này khiến nạn nhân đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây khó khăn cho việc cứu chữa. 

Xem thêm: Khiếp đảm những món gỏi sống, cá mực nhảy trên miệng người ăn ở Việt Nam

[mecloud]VgJo7Muv9b[/mecloud]

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news