Tin mới

Sự khác nhau giữa Nga và Mỹ trong chiến lược toàn cầu

Thứ tư, 02/09/2015, 07:25 (GMT+7)

Theo phóng viên Doug McGregor của Top War, một cựu đại tá trong quân đội Mỹ đã nghỉ hưu phân tích, trái ngược với chiến lược Mỹ, Tổng thống Nga Putin với học thuyết "tập trung" vào những vấn đề cụ thể, rõ ràng.

Theo phóng viên Doug McGregor của Top War, một cựu đại tá trong quân đội Mỹ đã nghỉ hưu phân tích, trái ngược với chiến lược Mỹ, Tổng thống Nga Putin với học thuyết "tập trung" vào những vấn đề cụ thể, rõ ràng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Theo phóng viên Doug McGregor trên Top War, một cựu đại tá trong quân đội Mỹ đã nghỉ hưu phân tích, Washington trong chiến lược quân sự của mình đã ôm lấy toàn bộ bản đồ của thế giới và bị phân tán sức mạnh. Nhà Trắng không xem xét thực tế hoặc các xu hướng hiện đại. Trái ngược với chiến lược Mỹ, Tổng thống Nga Putin với học thuyết "tập trung" vào những vấn đề cụ thể, rõ ràng.

Theo các chuyên gia phân tích, nhà lãnh đạo Nga có một cơ chế quốc gia để chỉ đạo việc chuẩn bị chiến lược và tiến hành các hoạt động quân sự. Các phân bố nguồn lực được xác định theo yêu cầu thực tế vào thời điểm đó.

Việc tổ chức lại quân đội Nga bằng cách tạo ra các đơn vị cơ động được biên chế 6.000 binh sĩ dưới sự chỉ huy của các tướng giỏi sẽ thay thế các cấu trúc rườm rà lỗi thời.

Bên cạnh đó Nga tích cực hiện đại hóa hệ thống vũ khí và tạo ra những thiết bị quân sự mới. Đặc biệt quan tâm đến các lực lượng tên lửa, lực lượng phòng không và trong các lực lượng đặc biệt.

Tổng thống Putin đã đặt ra một câu trả lời trong các câu hỏi chính của chiến lược quân sự quốc gia của Nga: Ai là bên đối nghịch và làm thế nào để đối phó. Chiến lược của Nga là từng bước một sẽ được giải quyết các vấn đề cụ thể và đi cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và hiện đại hóa quốc phòng.

Theo tác giả Doug McGregor, Nga sẽ chiến đấu ở Đông Âu để mở rộng biên giới của Nga và Đông Bắc Á, để duy trì quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên của Đông Siberia. Nếu Moscow hiểu rõ các mục tiêu, lợi ích chiến lược của quốc gia, thì Mỹ lại dàn trải hơn trên phạm vi toàn cầu.

Tất nhiên phải khẳng định rằng, Mỹ là một siêu cường về quân sự và kinh tế. Chính vì vậy, Mỹ mới có đủ năng lực để duy trì sự hiện diện của mình trên phạm vi toàn thế giới. Các chiến lược của Mỹ bao quát tất cả các lĩnh vực và tiêu tốn nhiều tỷ đô la mỗi năm cho các hoạt động ngoài biên giới nước Mỹ.

Theo phân tích của Doug McGregor, nếu Mỹ có được những chiến lược cụ thể hơn và tập trung hơn vào các mục tiêu được xác định rõ ràng thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn rất nhiều như hiện nay.

Theo Yên Hưng/Top War

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.