Tin mới

Sự thật về nhóm mafia khiến cả Nhật Bản khiếp đảm (P1)

Thứ tư, 16/09/2015, 11:32 (GMT+7)

Tháng trước, nhóm tội phạm lớn nhất Nhật Bản, Yamaguchi-gumi chia làm 2 phe phái chính, có khả năng tạo ra một cuộc chiến băng nhóm với sự góp mặt của 21 nhóm tội phạm tại Nhật Bản.

Tháng trước, nhóm tội phạm lớn nhất Nhật Bản, Yamaguchi-gumi chia làm 2 phe phái chính, có khả năng tạo ra một cuộc chiến băng nhóm với sự góp mặt của 21 nhóm tội phạm tại Nhật Bản.

Nhóm tội phạm mới, được chính thức tạo ra đầu tháng 9 này, tự xưng Kobe Yamaguchi-gumi và đã sẵn sàng tạo lập liên minh với các nhóm tội phạm có tổ chức khác.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết họ đã có một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận xem làm thế nào để xử lý cuộc khủng hoảng này. Cảnh sát trên toàn nước Nhật đã được đặt trong tình trạng báo động.

Kenichi Shinoda (giữa) người đứng đầu tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản, Yamaguchi-gumi, sau khi được thả tự do năm 2011. Ảnh: Getty

Trong thế giới ngầm Nhật Bản, 21 nhóm tội phạm có tổ chức khác đang cố gắng để quyết định đường lối và người chỉ huy. Lần phân chia cuối cùng của Yamaguchi-gumi bắt đầu vào năm 1984 dẫn tới cuộc chiến lớn kéo dài nhiều năm, được đánh dấu bằng những cuộc ám sát, đánh bom và đấu súng khiến cả nước Nhật khiếp đảm.

Nhật Bản có luật kiểm soát súng rất nghiêm ngặt. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, trong vùng đất với 127 triệu dân, chỉ có 6 vụ tử vong liên quan đến súng vào năm ngoái. Khả năng khơi mào một cuộc chiến băng nhóm khiến công chúng hoảng sợ là điều có thể.

Yakuza là ai?

Yakuza là một thuật ngữ khái quát chỉ những nhóm tội phạm có tổ chức tại Nhật Bản: mafia của nước này. Họ có truyền thống liên kết với các con bạc và thương gia đường phố. Yakuza tự nhận có lịch sử hàng trăm năm nhưng theo tác giả Kazuhiko Murakami thì nhóm lâu đời nhất có lẽ là Aizukotetsu-kai ở Kyoto, được thành lập từ những năm 1870.

Khi mà nhiều nhóm yakuza được hình thành khi các hội cờ bạc tan rã, thì họ chỉ thực sự ra đời trong sự hỗn loạn sau Thế chiến II. Đầu tiên, các nhóm này hoạt động trong thị trường chợ đen, tổ chức đánh bạc, giải trí - thậm chí quản lý một số ngôi sao, ca sĩ hàng đầu thời hậu chiến của Nhật - trước khi chuyển sang xây dựng, bất động sản, tống tiền, gian lận và dĩ nhiên có cả chính trị.

Có 21 băng nhóm lớn với hơn 53.000 thành viên, theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. 3 băng nhóm lớn nhất là Yamaguchi-gumi , Inagawa-kai (6.600) và Sumiyoshi-kai (8.500). Nhật Bản không cấm yakura, họ phải làm theo quy định và bị theo dõi.

Nhiều hoạt động làm tiền của các băng nhóm này bất hợp pháp nhưng họ cũng điều hành các doanh nghiệp hợp pháp. Nhà lãnh đạo thế hệ của Yamaguchi-gumi, Kazuo Taoka, đã nói với những đàn em của mình là "Có một công việc thực sự". Họ tự xưng là những nhóm nhân đạo giữ gìn trật tự tại Nhật Bản. Đây là lý do tại sao họ có những tòa nhà văn phòng, danh thiếp, tạp chí hâm mộ và truyện tranh về những thành tích của họ.

Các thành viên yakuza thường là những người thiệt thòi trong xã hội truyền thống Nhật Bản - Người Nhật gốc Hàn - những người có cha mẹ, ông bà bị bán làm nô lệ sang Nhật Bản và những người xuất thân từ các tần lớp đã bị ruồng bỏ của Nhật Bản, ông Mitsuhiro Suganuma, một cựu sĩ quan của Cơ quan Tình báo An ninh Công cho biết.

Bao nhiêu huyền thoại về yakuza là sự thật?

Khi chúng ta nói về yakuza ở phương tây, chúng ta sẽ nghĩ về những tên côn đồ xăm trổ đầy mình và những gangster bị mất ngón tay.

Thế hệ yakuza cũ thích các hình xăm nhưng điều này đã biến mất khi chúng được dùng để cho các nhà chức trách nhận dạng và sau này lại được các băng nhóm nhỏ lẻ ưa dùng.

Hình xăm truyền thống được tạo ra vô cùng đau đớn, biểu thị chủ nhân của nó là người cứng cỏi, quay lưng lại với xã hội và kiếm được đủ tiền để chi tiêu.

Những hình xăm cũng tạo nên thương hiệu của cho bang phái.

Chuyên gia lắp ghép bộ phận giả Shintaro Hayashi (trái) kiểm tra ngón tay silicon lắp cho một cựu thành viên yakuza tại Tokyo. Ảnh: Getty

Yakuza không trừng phạt bằng cách chặt ngón tay. Có 2 trường hợp một yakuza chặt tay, thường là ngón út. Trường hợp thứ nhất là để trả nợ hoặc chuộc lỗi cho sai lầm và để được tiếp tục ở lại trong tổ chức hoặc được sống, cái này gọi là "ngón tay chết". Trường hợp thứ hai là một yakuza hi sinh ngón tay vì lợi ích của cấp trên hoặc bạn bè, đó là "ngón tay sống".

Một cựu thủ lĩnh yakuza đôi khi sẽ không chấp nhận dùng ngón tay để trả nợ. Ông ta nói: "Tao không thể biến nó thành tiền. Đưa tao tiền".

Các thành viên trẻ thì tránh xăm trổ hay cắt ngón tay bởi họ không muốn thu hút sự chú ý.

(còn nữa)

Bảo Linh (theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Yamaguchi-gumi Yakuza