Tin mới

Tái chiếm Mosul sẽ đưa lại hòa bình hay tắm máu?

Thứ tư, 19/10/2016, 15:59 (GMT+7)

Giống như nhiều thành phố ở Iraq, lịch sử Mosul bắt đầu từ thời cổ đại. Thành phố này từng được những người Hy Lạp cổ đại đề cập đến từ những năm 401 TCN. Thời Trung Cổ, Mosul là một trung tâm sản xuất và thương mại. Thời hiện đại, thành phố này đóng một vai trò quan trọng trong thương mại dầu lửa.

Giống như nhiều thành phố ở Iraq, lịch sử Mosul bắt đầu từ thời cổ đại. Thành phố này từng được những người Hy Lạp cổ đại đề cập đến từ những năm 401 TCN. Thời Trung Cổ, Mosul là một trung tâm sản xuất và thương mại. Thời hiện đại, thành phố này đóng một vai trò quan trọng trong thương mại dầu lửa.

Lực lượng Iraq tiến vào Mosul. Ảnh: Reuters

Nhưng ngày hôm nay, Mosul được cả Thế Giới chú ý đến bởi nơi đây được coi như là thủ đô Baghda của Nhà nước Hồi giáo IS với dân số từ 1,5 đến 2 triệu người, trong đó có 4000 đến 8000 chiến binh cực đoan vũ trang.

Bây giờ IS tại Mosul đang phải đối mặt với một lực lượng liên Minh Quân sự với quân số lên tới hàng chục ngàn, được hỗ trợ bởi một số cường quốc quân sự lớn nhất thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Liên quân này có lực lượng lòng cốt là quân đội Iraq, ngoài ra còn có lực lượng người Kurd và lực lượng dân quân Shiite do Iran đào tạo và cung cấp vũ trang. Các lực lượng đặc biệt và các cố vấn của Hoa Kỳ cũng tham gia vào chiến dịch lần này, mặc dù số lượng cụ thể và vai trò chính xác của họ chưa rõ ràng.

Một liên minh do Lầu Năm Góc lãnh đạo cũng đang thực hiện hỗ trợ cho liên quân dưới mặt đất bằng các vụ không kích. Có tất cả 66 quốc gia đang tham gia vào cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ngoài các quốc gia phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh và Đan Mạch, còn có Ả Rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh khác.

Mọi nhận định đều cho rằng Mosul sẽ thất thủ. Nhưng những ý kiến gây tranh cãi ở đây là Mosul sẽ thất thủ như thế nào và trong bao lâu?

Có một mối quan tâm lớn hơn hiện nay đó là một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng có thể bùng nổ bởi mỗi ngày qua đi, người dân trong thành phố Mosul là phải chịu thêm cảnh bị nghiền nát giữa các tay súng và các lực lượng vũ trang. Ngoài ra, liệu những chiến binh vũ trang cực đoan có thể trở thành một người tị nạn sau khi thành phố này thất thủ?

Và ai sẽ là người cai trị thành phố khi cuộc chiến kết thúc? Chính phủ Iraq, lực lượng dân quân Shiite và người Kurd đã có vô số những xung đột kết thúc bằng các cuộc đổ máu trong quá khứ. Mosul đã từng là một thành phố đa văn hóa, nhưng Saddam Hussein đã cố gắng biến nó thành một thành phố Ả Rập. Sau sự sụp đổ của Saddam, những người Ả Rập tại đây đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Bây giờ, thành phố này sẽ được điều hành như thế nào? Những điều gì sẽ đe dọa đến sự cầm quyền đó?

Peter Van Buren, một nhà ngoại giao với hơn hai thập kỷ kinh nghiệm cho rằng tương lai gần của Mosul không hề lạc quan.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news