Tin mới

Tại sao NATO khó chống lại chiến lược quân sự của Nga?

Thứ sáu, 19/09/2014, 08:57 (GMT+7)

Kể từ cuối tháng 2 năm nay, Nga đã lấy lại bán đảo Crimea có vị thế chiến lược, và đặc biệt hiện nay với sự hậu thuẫn của Nga thì lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine đã đòi ly khai khỏi Ukraine. Trong khi NATO không có được những hành động đủ sức để ngăn cản các chiến lược của Nga ở Ukraine.

Kể từ cuối tháng 2 năm nay, Nga đã lấy lại bán đảo Crimea có vị thế chiến lược, và đặc biệt hiện nay với sự hậu thuẫn của Nga thì lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine đã đòi ly khai khỏi Ukraine. Trong khi NATO không có được những hành động đủ sức để ngăn cản các chiến lược của Nga ở Ukraine.

Mới đây liên Minh Quân sự NATO đã gửi hàng trăm quân tới Ukraine để tham gia tập trận chung với các lực lượng của Kiev. Tuy nhiên, tại một hội nghị thượng đỉnh vào đầu tháng 9, NATO từ chối nhận Ukraine là thành viên.

Tuy nhiên, nếu Nga có các hoạt động quân sự nhằm xâm chiếm nước láng giềng Estonia thì 27 nước thành viên NATO còn lại sẽ phải gửi binh sĩ của họ vào trận chiến. Họ sẽ buộc phải làm như vậy, theo Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào năm 1949, trong đó buộc các nước thuộc liên minh phải bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công.

Quang cảnh Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 4/9

Tuy nhiên chiến lược quân sự của Nga là bí mật và không công khai. Nên nhớ rằng ở bán đảo Crimea lính Nga đã gỡ bỏ các phù hiệu và chính quyền Nga cho biết trên phương tiện truyền thông thế giới đây là lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Trong khi NATO cáo buộc rằng đó là lực lượng đặc nhiệm của Nga. Không biết thực hư thế nào nhưng Crimea về Nga đã không sảy ra một tiếng súng nổ.

Chiến thuật của Nga là không để dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự mở và chính thức với NATO. Trong tháng Chín, Tổng thống Barack Obama đã đến thăm Estonia nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ ở vùng Baltic. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, "bảo vệ Tallinn, Riga và Vilnius cũng quan trọng như bảo vệ Berlin, Paris và London".

Về vấn đề bảo vệ các đồng minh, NATO đang phát triển kế hoạch tỉ mỉ để cho phép trong trường hợp một cuộc xung đột trên biên giới của một thành viên NATO thì liên minh này sẽ sử dụng một lực lượng phản ứng nhanh. Trong đó NATO có thể nhanh chóng gửi thêm quân vào trận chiến với Nga, và các lực lượng này sẽ được huấn luyện và vũ trang tốt hơn.

Năm 2007, Nga và NATO trong cùng công bố số liệu về vũ khí. Theo đó NATO có tổng cộng 61.000 xe tăng, xe bọc thép, súng, máy bay quân sự và máy bay trực thăng, và Nga là 28.000 đơn vị. Số lượng các thành viên hiện tại của lực lượng NATO hơn 3 triệu người. Quân đội Nga là ít hơn một triệu người.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu Moscow thực sự muốn chống lại Estonia hoặc chống lại bất kỳ nước thành viên nhỏ khác của NATO trên biên giới của Nga thì Moscow không nhất thiết phải sử dụng xe tăng và máy bay mà sẽ thực hiện các chiến lược như ở Crimea. Và như vậy NATO rất khó để có thể chống lại chiến lược này của Nga.

Yên Hưng

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news