Tin mới

Tập Cận Bình dựa vào đâu để quyết định chính sách với Triều Tiên

Thứ ba, 25/04/2017, 17:01 (GMT+7)

Riêng về vấn đề Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình buộc phải lắng nghe ý kiến của 6 bên mới có thể quyết định các chính sách đối với nước này.

Riêng về vấn đề Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình buộc phải lắng nghe ý kiến của 6 bên mới có thể quyết định các chính sách đối với nước này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng SCMP mới đây đã đưa ra hàng loạt các tổ chức lớn của Trung Quốc mà ông Tập cần nghe ý kiến để có thể đưa ra các hoạch định chính sách đối với Triều Tiên. Tuy là đồng minh lâu năm, nhưng quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng đang ngày càng xấu đi do áp lực từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của phía Triều Tiên.

1. Bộ Ngoại giao Trung Quốc:

Trong hệ thống ngoại giao, Bộ Ngoại giao là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển và định hình mối quan hệ song phương.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc là cơ quan từng lên tiếng kêu gọi các bên có liên quan là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên ngồi bàn đàm phán về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, lời kêu gọi này dường như không có bước tiến triển đột phá.

2. Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc:

Do cùng chế độ là các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, vì vậy nên một số vấn đề ngoại giao thường được các cơ quan của đảng thực hiện.

Ban Liên lạc này có khả năng gây ảnh hưởng lớn, đôi khi mang tính quyết định trong các vụ đàm phán với phía Bình Nhưỡng.

Ban này từng chịu trách nhiệm tổ chức các chuyến thăm Trung Quốc của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

3. Bộ Thương mại Trung Quốc:

Tuy chỉ có ảnh hưởng trong thời gian ngắn, nhưng Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thương thảo vào Triều Tiên năm 2012. Đây là thời điểm Trung Quốc có ý định phát triển hai khu kinh tế trên biên giới Trung - Triều mang tên Rason và Hwanggumpyong.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khi đó và người chú của ông Kim Jong-un, ông Jang Song-thaek chịu trách nhiệm về việc phát triển hai khu kinh tế này.

Tuy nhiên, dự án bị đình chỉ năm 2013 sau thông tin ông Jang bị xử tử.

4. Quân đội Trung Quốc:

Quân đội hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã ký kết Hiệp định tương trợ và hợp tác (hiệp định phòng thủ chung) năm 1961.

Theo hiệp ước này, quân đội Trung Quốc đóng một vị trí quan trọng trong quan hệ Trung-Triều, vì một trong hai quốc gia bị tấn công, phía còn lại sẽ hỗ trợ ngay lập tức, kể cả về quân sự.

5. Chính quyền hai tỉnh biên giới:

Chính quyền hải tỉnh biên giới Liêu Ninh và Cát Lâm là nơi phải đối mặt những tình huống khẩn cấp hàng ngày. Đây là nơi thường xuyên nhìn thấy những người Triều Tiên đào tẩu sang địa phận Trung Quốc.

Do ảnh hướng của vị trí địa lý, nên những cuộc thử hạt nhân của Bình Nhưỡng có tầm ảnh hướng trực tiếp đến cuộc sống cũng như điều kiện của người dân tại đây. Vì vậy, có thể thấy, hai địa phương này có thái độ rất quyết liệt về vấn đề Bình Nhưỡng.

6. Truyền thông nhà nước

Văn phòng đại diện tại Bình Nhưỡng của Tân Hoa Xã là chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài của hãng thông tấn này.

Ngoài việc đưa tin, chi nhánh ở Bình Nhưỡng cũng có nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo về Trung Quốc dưới hình thức "tài liệu tham khảo nội bộ".

Nghiêm Thu (SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news