Tin mới

Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ “mặt đối mặt” trên đất Nga ?

Thứ sáu, 23/01/2015, 15:29 (GMT+7)

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên sẽ cùng tới thăm Moscow vào tháng 5 này.

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên sẽ cùng tới thăm Moscow vào tháng 5 này.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khẳ năng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ chọn Nga cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình kể từ khi lên nắm quyền ngày càng tăng. Kim Jong-un được mời tới Nga trong thám 5 tới để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chấm dứt Chiến tranh Thế giới II. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gần đây đã tuyên bố rằng lời mời này đã nhận được phản ứng “tích cực” từ phía Bình Nhưỡng, các dấu hiệu mới nhất cho thấy Kim Jong-un sẽ tới Nga.

Ông Lavrov cũng nói với báo chí rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “khẳng định sẽ tham gia ngày hội”. Điều này đưa ra 1 kịch bản khá thú vị - Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ lần đầu tiên mặt đối mặt trên đất Nga.

Viết cho website “38 North”, Georgy Toloraya, Giám đốc Chương trình Triều Tiên tại Viện Kinh tế học của Học viện Khoa học Nga lưu ý rằng chuyến thăm của Kim Jong-un tới Moscow tạo ra nhiều cơ hội cho Nga để tạo ra cuộc gặp gỡ với bên thứ 3 – thậm chí còn có khả năng khởi động lại Cuộc đàm phán 6 bên. Nếu canh bạc này  trót lọt thì “Nga sẽ đi đầu trong vấn đề Triều Tiên”, Toloraya viết.

Còn có 1 khả năng có thể xảy ra trong cuộc gặp giữa Kim Jong-un và Tập Cận Bình đó là 2 người “dường như đặc biệt không ưa nhau”. Điều này có thể sẽ khiến Trung Quốc hành động một cách ngông cuồng. Tập Cận Bình có thể miễn cưỡng kết hợp với Kim Jong-un, vì lý do chính trị hoặc cá nhân, nhưng sẽ không gặp ông ấy tại Moscow. Điều này sẽ làm “mất mặt nước Nga”.

 

Mặt khác, nếu 2 nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Triều Tiên gặp nhau, cho dù trong thời gian ngắn ngủi thì đó cũng là điều rất tốt mà Nga làm được. Một cuộc gặp gỡ sẽ phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Trung Quốc, Triều Tiên và Nga đều ủng hộ đối thoại trở lại – và điều này gây áp lực cho Mỹ. Bắc Kinh đã công khai thúc đẩy nối lại đàm phán 6 bên trong nhiều tháng nhưng riêng Mỹ lại đưa ra điều kiện tiên quyết là Bình Nhưỡng không muốn chấp nhận. Một cuộc gặp 3 bên giả định giữa Tập Cận Bình, Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là nền tảng để nối lại đàm phán 6 bên vốn không còn tồn tại nữa.

 

Từ quan điểm song phương, cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ đại diện cho bước đột phá trong quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản ứng nồng nhiệt hơn với những đề nghị gần đây của Bình Nhưỡng đối với cả Seoul và Washington. Triều Tiên đã đề nghị hội đàm với Hàn Quốc và thậm chí đặt ra 1 lệnh cấm về các vụ thử hạt nhân trong tương lai nếu Mỹ đồng ý đình chỉ cuộc tập trận với Seoul. Theo quan điểm của Bắc Kinh (cũng như của nhiều nhà phân tích phương Tây), dấu hiệu tích cực này cho thấy cả Washington và Seoul nên nghiêm túc.

Trung Quốc cũng đã ủng hộ mối quan hệ mới giữa Nga và Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nói với các phóng viên rằng “Cả Triều Tiên và Nga đều là láng giềng thân thiện của Trung Quốc… việc trao đổi như vậy giữa Triều Tiên và Nga sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định tại khu vực”.

Tuy nhiên, cuộc gặp tiềm năng đầu tiên giữa Kim Jong-un và Tập Cận Bình tại Nga cũng đã nói lên sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Kim Jong-un chưa từng được mời tới Trung Quốc mặc dù các quan chức Trung Quốc vẫn luôn nhấm mạnh mối quan hệ “bình thường”. Cha của Kim Jong-un, cố chủ tịch Kim Jong-il có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Trung Quốc và ông đã quay trở lại đó 7 lần trong suốt nhiệm kỳ của mình.

Bảo Linh (tin tức The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news