Tin mới

Nhận diện phong cách ngoại giao của Tập Cận Bình

Thứ ba, 20/10/2015, 10:54 (GMT+7)

Nhìn bề ngoài có thể thấy, chuyến thăm Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ theo thông lệ của nước lớn. Tiêu chuẩn cao, tiếp đón nhiệt tình, với địa vị cao như Trung Quốc, đây cũng là những điều tất nhiên. Nhưng thực tế đây có thể coi là một chuyến thăm đặc biệt, đó là chỉ tới 1 quốc gia.

Nhìn bề ngoài có thể thấy, chuyến thăm Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ theo thông lệ của nước lớn. Tiêu chuẩn cao, tiếp đón nhiệt tình, với địa vị cao như Trung Quốc, đây cũng là những điều tất nhiên. Nhưng thực tế đây có thể coi là một chuyến thăm đặc biệt, đó là chỉ tới 1 quốc gia.

Kênh thông tin công cộng Trung Quốc “bullpiano” cho biết, sau khi trở thành lãnh đạo cấp cao nhất, biểu hiện quan trong nhất trong “phong cách ngoại giao Tập Cận Bình” chính là không còn làm theo thông lệ thăm đa quốc gia bất kể bất đồng của nhà lãnh đạo trước, mà là ngoại giao theo phong cách “điểm huyệt”( theo lời bộ trưởng bộ ngoại giao Vương Nghị ), có lúc chỉ thăm hỏi 1 quốc gia, sau khi kết thúc chuyến thăm sẽ lập tức quay về Bắc Kinh. 3 năm trở lại đây, chỉ có 3 quốc gia được đối xử đặc biệt theo “phong cách ngoại giao Tập Cận Bình”.

Từ 6-8/2/2014, ông Tập Cận Bình đến tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông diễn ra tại Sochi. Cũng chính sau chuyến thăm Nga này, bộ trưởng Bộ ngoại giao Vương Nghị đã đặt tên kiểu ngoại giao này là ngoại giao "điểm huyệt", dựa theo những đặc điểm của kungfu "điểm huyêt" nhanh- gọn- nhẹ của các cao thu võ hiệp xưa, tán thưởng đây là "chiến lược ngoại giao thực tiễn đầy sang tạo của Trung Quốc".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Dwnews

Sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc, Nga là quốc gia đầu tiên ông Tập tới thăm. Trong các nước trên thế giới, 2 nước Trung - Nga có những hợp tác mật thiết trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Trên thực tế, 2 nước đang trong giai đoạn mật thiết nhất. Ngoại giao “chỉ thăm 1 nước”, đến thăm Nga đầu tiên là lẽ tất nhiên.

3-4/7/2014, ôngTập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước đối với Hàn Quốc. Điều đáng chú ý là, trong quá trình giao lưu với 2 miền Nam, Bắc Triều, chuyến thăm đầu tiên của Trung Quốc lại là Seoul thay vì Bình Nhưỡng, hơn nữa còn là chuyến thăm đặc biệt “chỉ thăm hỏi 1 quốc gia”

Tất nhiên, chuyến thăm nhận được sự đồng tình của các tầng lớp Hàn Quốc. Tình hữu nghị giữa vợ chồng chủ tịch Tập và tổng thống Park Geun-hye cũng được thể hiện rõ ràng qua các cuộc hội kiến. Ngày 3/9, Trung Quốc tổ chức duyệt binh kỷ niệm 70 năm kháng chiến thắng lợi, tổng thống Park trở thành khách quý, chỉ xếp sau tổng thống Nga Putin trên quảng trường Thiên An Môn bất chấp áp lực từ phía Mỹ và Nhật.

21-22/8/2014, ông Tập có chuyến thăm tới Ulan Bhutto. Lãnh thổ nước Mông Cổ tuy chỉ có 1,56 triệu km vuông, dân số 3 triệu dân (cách xa số dân của 1 thành phố của Trung Quốc), so với con số 1,3 tỷ người của Trung Quốc. Ông Tập đã đến thăm quốc gia này bất chấp địa vị của mình.

Trong hơn 20 năm qua, tuy quan hệ Trung Quốc –Mông Cổ khá tốt, nhưng những bất đồng trong quá khứ vẫn cháy âm ỉ. Nhưng chuyến thăm lần này đã thể hiện sự tôn trọng của Trung Quốc với Mông Cổ. Sau đó, Mông Cổ đã đồng ý xây dựng tuyến đường sắt nối với Trung Quốc, cũng chính là biểu hiện quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ Trung-Mông.

Chuyến thăm đặc biệt đến quốc gia xa xôi như Anh quốc mà không phải là Pháp hay Đức- những quốc gia vốn có mối quan hệ tốt với Trung Quốc?

“’Bullpiano” cho biết, thứ nhất là cần lựa chọn thời cơ thích hợp. Trong 3 cường quốc của EU là Đức, Anh, Pháp, ông Tập đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức, Pháp, chỉ chưa có chuyến thăm tới Anh. Ngoài ra, trong nước chuẩn bị khai mạc phiên họp toàn thể toàn quốc lần thứ 5 nên thời gian thăm hỏi nước ngoài có hạn,vì vậy mới có chuyến thăm đặc biêt đến Anh.

Thứ hai, chính là sự đánh giá đặc biệt với Anh quốc. Năm 2015, điều đáng chú ý nhất trong ngoại giao Trung Quốc chính là sự xuất hiện của ngân hàng đầu tư châu Á, khiến cho Mỹ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Việc Anh công khai tuyên bố tham gia ngân hàng đầu tư châu Á chính là điểm mấu chốt của trận chiến này. Các quốc gia khác cũng tham gia không hề lo lắng khi có Anh tiên phong.” Chỉ thăm Anh” chính là sự coi trọng của Trung Quốc với quốc gia này.

Thứ 3, thể hiện nghệ thuật ngoại giao tuyệt vời. Anh được coi là đồng minh đặc biệt của Mỹ, nhưng trong khá nhiều sự việc, Anh bắt đầu hợp tác mật thiết với Trung Quốc. Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như tài chính, đầu tư, đang dần bước vào “thời kì hoàng kim” của mối quan hệ song phương. Nhưng trên con đường ngoại giao với các nước EU, việc khiến các cường quốc Anh, Pháp, Đức luôn có cảm giác lo lắng rất có lợi cho Trung Quốc

Thu Nghiêm (theo Dwnews)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news