Tin mới

Tha thứ cho vợ ngoại tình: Vị tha cao cả hay chỉ vì bất lực, không quyết đoán

Thứ sáu, 05/08/2016, 17:18 (GMT+7)

Chứng kiến cảnh vợ mình ngoại tình, anh N. là người đau khổ nhất, anh chấp nhận sẵn sàng tha thứ cho vợ. Tuy nhiên, đó liệu phải là một sự tha thứ, vị tha cao cả, hay cuối cùng cũng chỉ là sự bất lực của một trái tim không đủ bản lĩnh và không quyết đoán.

Chứng kiến cảnh vợ mình Ngoại tình, anh N. là người đau khổ nhất, anh chấp nhận sẵn sàng tha thứ cho vợ. Tuy nhiên, đó liệu phải là một sự tha thứ, vị tha cao cả, hay cuối cùng cũng chỉ là sự bất lực của một trái tim không đủ bản lĩnh và không quyết đoán. 

Đi đến tận cùng sự thật có phải là tốt nhất?

Sự việc Chủ tịch xã huyện Chư Sê (Gia Lai) bị tố cáo quan hệ bất chính với cấp dưới bị bắt quả tang khiến không ít người ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy những người trong cuộc đáng thương hơn là đáng giận.

Khi một người chồng không đủ quyết đoán để tự xử lý mọi chuyện trong gia đình. Khi một ông bố chồng vì quá bức xúc hành vi bất chính của cô con dâu mà can thiệp quá sâu vào đời sống của gia đình của con trai mình, khiến anh chồng không thể tự chủ, tự xử lý được tình huống xảy ra với gia đình mình. Sau mọi chuyện, họ đều là những người tổn thương, đặc biệt là những đứa con.  

Nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất có những chia sẻ về câu chuyện này, cũng là bài học cảnh tỉnh cho những gia đình và cách đối xử với nhau khi gia đình đã, đang đứng bên bờ vực tan vỡ.  

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, trong trường hợp này không thể phán xét là hành động của người bố chồng trong vụ việc là đúng hay sai "Người ta sẽ làm gì đúng theo hoàn cảnh sao cho người ta thấy phù hợp với điều mà ngưòi ta thấy cần thiết nhất".

Đặt vào trường hợp này, theo chuyên gia tâm lý, ông bố chồng có thể đã gia trưởng khi can thiệp quá sâu vào đời sống gia đình của con trai mình mà không cho con trai mình có quyền tự chủ "Mặc dù có thể trước đó, trong nội bộ gia đình, đã có sự thống nhất với nhau", ông Chất cho biết.

Đứng dưới khía cạnh luật pháp, những sai phạm như thế này đối với cán bộ bị xử lý là hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, việc công khai thông tin lên báo chí, khi mà thông tin mang tính chất nhạy cảm và có thể xử lý trong nội bộ gia đình, có thể ảnh hưởng đến con cái, vợ chồng cũng như những người trong cuộc thì cần mỗi người phải suy ngẫm.

Mặc dù vậy, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng "Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể mang những chuẩn mực để áp khuôn nên không thể đánh giá đó là hành động đúng hay hành động sai, tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người".

Căn chòi nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Vietnamnet

Lòng vị tha cao cả hay vì bất lực, không đủ bản lĩnh 

Khi nhận được điện thoại của bố mình đề nghị đi tìm vợ. Anh N. cũng đã cùng cha mẹ mình đi tìm chị Đ. Và đây cũng chính là thời điểm anh N. không ngờ đến khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ mình ngoại tình.

Sau vụ việc, anh im lặng và cho biết mình sẵn sàng tha thứ. "Nếu Đ và ông K hối hận và thành khẩn thì tôi sẵn sàng bỏ qua. Bây giờ, các con của tôi cũng đã lớn. Tôi không muốn, những thông tin không hay về mẹ sẽ ảnh hưởng các cháu trong tương lai”, anh nói. 

Liệu rằng đây có phải là một hành động cao cả hay tất cả chỉ thể hiện một điều anh N. đã hoàn toàn bất lực và không đủ quyết đoán?

Phân tích về điều này, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết "Thông thường đối với những trường hợp vợ mình ngoại tình, có đến 80% sẽ không tha thứ".

Bởi theo ông Chất, tâm lý chung của nam giới và nữ giới khá khác nhau "Đối với phụ nữ, khi đi với một người khác, thân mật với một người khác giới thì đồng nghĩa với việc gia đình, con cái, chồng đã làm chị ta chán nản. Việc đi theo một người đàn ông khác có nghĩa chị ta đã yêu người đó. Còn nam giới lại khác, nam giới có thể chơi đùa, thích sơ bộ, có thể đi chơi...nhưng vấn không muốn mất đi gia đình, con cái của mình. Có nghĩa rằng những thứ đến với nam giới trong phút chốc đều là tạm bợ, sau đó họ quên và thậm chí có thể coi những người "phụ nữ qua đường" không ra gì, họ vẫn muốn bảo vệ và giữ gìn gia đình của mình".

Do đó, đối với trường hợp này, chuyên gia Nguyễn An Chất cho rằng việc anh N. nói rằng mình sẵn sàng tha thứ "Nếu Đ và ông K hối hận, thành khẩn thì tôi sẵn sàng bỏ qua. Bây giờ, các con của tôi cũng đã lớn. Tôi không muốn, những thông tin không hay về mẹ sẽ ảnh hưởng các cháu trong tương lai” mới chỉ là lời nói, chưa phải là hành động thực sự. Xét dưới góc độ tâm lý, tỷ lệ tha thứ chỉ chiếm 20% ở nam giới.

Trong trường hợp này, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu như người vợ nhận lỗi, thừa nhận lỗi lầm, anh N. sẵn sàng tha thứ, lời nói trước sau như một thì đây là trường hợp hiếm, thể hiện là anh người vị tha và có thể anh nằm trong 20% số nam giới sẵn sàng tha thứ.

Trường hợp thứ hai có thể xảy ra đó là việc người chồng nói mình sẽ tha thứ. Tuy nhiên, khi người vợ nhận lỗi rồi, sẽ khó một ông chồng nào có thể chấp nhận được lỗi lầm của người phụ nữ như thế. Vì như đã phân tích ở trên, người phụ nữ sau khi đã đi với người đàn ông khác có thể đã không còn tình cảm với chồng của mình nữa. Và người đàn ông sẽ rất khó chấp nhận điều này.

Do đó, khi rơi vào trường hợp này, mặc dù nói sẽ tha thứ, nhưng người chồng có thể sẽ không tha thứ.

Bởi theo chuyên gia tâm lý, trên thực tế, người vợ ngoại tình chỉ mới thú nhận với cơ quan chức năng chứ không phải với anh chồng. Nếu như khi người vợ thú nhận với anh chồng, có đủ bằng chứng, có thể anh chồng sẽ có cách xử lý khác giữa hai người. Và dù người chồng có lựa chọn như thế nào thì người vợ cũng phải chấp nhận vì hành động sai trái của mình.

Trong khi vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ và xem xét xử lý thì câu chuyện cũng khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi rằng nếu như rơi vào trường hợp này, mỗi gia đình cũng nên tìm ra phương án như thế nào để giải quyết tốt nhất, sao cho không làm tổn thương đến ai và có thể giữ được hạnh phúc gia đình.

Hồng Hạnh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news