Tin mới

THAAD - "Món hàng" tỉ đô của ông Trump bảo vệ được khu vực nào? Câu trả lời đầy bất ngờ

Thứ hai, 01/05/2017, 09:12 (GMT+7)

Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở huyện Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách Seoul khoảng 300 km về phía đông nam. Câu hỏi đặt ra là: Hệ thống này bảo vệ khu vực nào?

Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở huyện Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách Seoul khoảng 300 km về phía đông nam. Câu hỏi đặt ra là: Hệ thống này bảo vệ khu vực nào?

Trước hết, nói qua một chút về hệ thống . Đây là cụm từ viết tắt tiếng Anh - Terminal High Altitude Area Defense – nghĩa là phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối.

Thế nào là phòng thủ khu vực? Phòng thủ khu vực là bảo vệ một vùng đặc biệt mà trong đó có mục tiêu đối phương nhắm đến để tấn công.

Tầm cao giai đoạn cuối nghĩa là thế nào? Khi tên lửa đạn đạo bay xuống và quỹ đạo bắt đầu đi vào khí quyển thì người ta quy ước là bắt đầu giai đoạn cuối. Tầm cao giai đoạn cuối nghĩa là tầm cao nhất khi tên lửa bay vào khí quyển.

THAAD - Món hàng tỉ đô của ông Trump bảo vệ được khu vực nào? Câu trả lời đầy bất ngờ - Ảnh 1.

Khoảnh khắc tên lửa đánh chặn của hệ thống THAAD rời bệ phóng.

Theo tài liệu công bố chính thức, tầm bắn của tên lửa hệ thống THAAD là 200 km. Như vậy, về mặt lý thuyết độ cao mà tên lửa có thể với không vượt quá 200 km.

Nếu như lý tưởng, hệ thống phòng thủ sẽ này bảo vệ được một bán cầu có bán kính 200 km, nhưng trong thực tế không thể đạt được. Cho dù có thể quét theo mặt phẳng ngang 360 độ, nó cũng không thể quét theo mặt phẳng đứng 180 độ bởi không có hệ thống tên lửa nào có góc phóng bằng 0. Như vậy, vùng phòng thủ sẽ nhỏ hơn nhiều và lại còn phụ thuộc vào độ cao bay của mục tiêu.

Nếu ta gọi cự ly tác chiến của tên lửa là R, bán kình vùng cần bảo vệ là X và độ cao của mục tiêu cần tiêu diệt là Y thì ta dễ dàng thấy bình phương của X sẽ bằng bình phương của R trừ đi bình phương của Y.

Từ đó ta thấy nếu mục tiêu bay ở độ cao bằng hay lớn hơn cự ly bắn của tên lửa thì vùng bảo vệ bằng 0, nghĩa là tên lửa không với tới mục tiêu và không thể bảo vệ được vùng phòng thủ.

Nếu để mục tiêu bay xuống quá thấp thì về lý thuyết, vùng phòng thủ rộng hơn. Nhưng trên thực tế, lúc đó có khả năng hệ thống không phát hiện được mục tiêu và không có khả năng điều khiển tên lửa bắn vào mục tiêu. Như vậy, bán kính vùng phòng thủ nhỏ hơn nhiều cự ly bắn của tên lửa.

THAAD - Món hàng tỉ đô của ông Trump bảo vệ được khu vực nào? Câu trả lời đầy bất ngờ - Ảnh 2.

Hàn Quốc cho rằng hệ thống THAAD bố trí ở Seongju có thể đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Koreatimes

Với cự ly tên lửa của THAAD nhỏ hơn 200 km và THAAD đặt cách Seoul 300 km về phía đông nam thì hệ thống này có nhiều khả năng không phải để phòng thủ cho Seoul trước sự tấn công của Triều Tiên từ phương bắc.

Nếu Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo vào Seoul, tên lửa của họ sẽ bay ngoài tầm với của tên lửa THAAD đặt ở Seongju. Vậy THAAD đặt ở đây dùng để đánh chặn tên lửa phóng từ đâu và bảo vệ mục tiêu ở vùng nào?

THAAD đặt ở đây có thể đánh chặn tên lửa bắn từ các phía Đông, Tây, Nam ngoại trừ phía bắc là phía nhạy cảm nhất từ CHDCND Triều Tiên. Vùng có thể bảo vệ là nhiều vùng khác nhau, kể cả những hạm đội không quá xa bờ nhưng lại không bảo vệ được vùng đặc biệt nhất – thủ đô Seoul.

Cái ô THAAD không che được Seoul nhưng nó có thể che cho hạm đội Mỹ từ các hướng tấn công khác nhau.

Hàn Quốc ngày hôm qua đã phản đối tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Seoul nên trả 1 tỉ USD chi phí triển khai THAAD tại nước này. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định Seoul chỉ có trách nhiệm cung cấp địa điểm và cơ sở vật chất hỗ trợ, còn phía Mỹ phải chịu chi phí triển khai, vận hành và bảo trì THAAD.
 
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news