Tin mới

Cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại trên đất Trung Quốc (phần 2)

Thứ bảy, 28/11/2015, 11:42 (GMT+7)

Chính vì từ trước đến nay Trung Quốc chỉ có quân thần phản quốc chứ không hề có những quân thần trung thành với vua, chả trách trong hàng nghìn năm qua, dù khởi nghĩa nông dân vẫn nổ ra không ngừng, nhưng trước giờ chưa từng thúc đẩy được sự tiến bộ của lịch sử.

Bất luận là Tần Thủy Hoàng hay Phổ Nghi, hai nghìn năm nay các vị vua không những không xây dựng một triều đại của nhân dân, mà còn đạp nhân dân dưới ách thống trị, không bằng nô lệ.

Xét về đại cục có thể nói, khởi nghĩa nông dân Trung Quốc chỉ có hai kết cục, cũng chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Trần Thắng, Ngô Quảng- Trương Giác- Hoàng Sào- Lý Tự Thành- Hồng Tú Toàn là đại biểu cho bên thất bại, ngược lại là bên chiến thắng với đại diện như Lưu Bang, Chu Nguyên Chương.

Lưu Bang là chỉ huy của một đội quân nông dân nổi dậy cùng với khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng cuối thời Tần. Sách sử có miêu tả ông: một “đình trưởng”(người lãnh đạo cấp tỉnh) nhỏ nhưng có chí lớn, vậy cái “chí” của ông ở đâu. Ông ta nhìn thấy khí phái của Tần Thuỷ Hoàng khi đi tuần liền thuận miệng nói - cuộc đời của đại trượng phu cũng nên như vậy. Có thể hiểu câu này rằng, làm người nhất định phải làm hoàng đế. Sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang đã lập ra vương triều tập quyền trung ương lớn thứ hai của Trung Quốc-nhà Hán. Trước thời Tây Hán và Đông Hán cũng từng xảy ra một cuộc khởi nghĩa nông dân qui mô lớn, muốn lật đổ triều đại này. Thế nhưng, hai triều đại này vẫn tồn tại rất lâu sau đó dưới sự lãnh đạo của Tào Tháo. Chúng ta chỉ nhớ Lưu Bang là một hoàng đế mà quên đi xuất thân của ông- vốn dĩ là một vị chỉ huy của khởi nghĩa nông dân.

Một điển hình thành công khác là Chu Nguyên Chương. Ông là người tỉnh Phượng Dương-An Huy, vốn dĩ thuộc giai cấp vô sản. Ông đã từng làm ăn xin, làm hòa thượng, nhưng đã đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân của Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành. Sau khi chiến thắng, ông Bắc tiến thảo nguyên Mông Cổ, Nam chinh phục vùng biên thùy Vân Nam, xây dựng vương triều nhà Minh trong gần 300 năm. Vương triều nhà Lưu (Lưu Bang) và vương triều nhà Chu (Chu Nguyên Chương) đều có thể nói là phát triển rực rỡ, chiếm đến 700 năm trong chiều dài lịch sử Trung Quốc.

Chu Nguyên Chương. Nguồn : Duowei

Trong thời kì đầu của vương triều nhà Hán và nhà Minh cũng có xuất hiện một số hiện tượng mới. Ví dụ như đã có thể giảm nhẹ được áp lực sưu thuế cho người nông dân. Thế nhưng, cùng với những thay đổi tích cực cũng kèm theo sự thật về việc tàn sát các công thần triều đình.  Vì vậy, chúng ta khó có thể thấy được thành tựu đáng kể từ họ. Một vị vua tàn độc, vô dụng; một vương chiều mục rỗng thối nát trên cơ bản cũng không có mấy điểm khác biệt so với một vị vua anh minh tài giỏi và một vương triều mới nổi. Tất cả đều giống nhau, không thể mang lại cho nhân dân hạnh phúc và tự do chân chính. Hạnh phúc của nhân dân không thể tìm thấy từ vị hoàng đế nào. Nếu khởi nghĩa nông dân có thể mang lại cho chúng ta một vị vua tốt, nếu vị hoàng đế đó có thể cho nhân dân tự do, hạnh phúc thì hai nghìn năm nay, nước ta đã là một quốc gia dân chủ, văn minh và giàu mạnh.

Bất luận là Tần Thủy Hoàng hay Phổ Nghi, hai nghìn năm nay các vị vua không những không xây dựng một triều đại của nhân dân, mà còn đạp nhân dân dưới ách thống trị, không bằng nô lệ. Lỗ Tấn đã miêu tả lịch sử thời đại này bằng hai chữ “ăn người”. Lỗ Tấn đã chia sử Trung Quốc ra thành hai giai đoạn, một là thời đại con người làm nô lệ tạm thời, một thời đại là con người khổ hơn nô lệ.

Do vậy, tôi thiết nghĩ, nếu Trần Thành, Ngô Quảng thành công và giành được thiên hạ, nếu không có Ngô Tam Quế mở cửa dẫn quân Thanh vào, Lý Tự Thành vẫn tiếp tục cai quản triều đình Đại Thuận, nếu triều đình Đại Thuận cũng kéo dài mấy trăm năm như Đại Hán, Đại Minh thì sẽ ra sao? Trần Thắng, Ngô Quảng hoàn toàn có thể đánh một trận quyết chiến với Lưu Bang, Hạng Vũ, thắng làm vua, thua làm giặc. Nếu thật sự Lý Tự Thành có thế ngồi vững trên ngai vàng, có lẽ Chu Nguyên Chương cũng khó sánh bằng. Chu Nguyên Chương trước khi công thành danh toại còn biết yêu quí nhân tài. Nếu không phải thực hiện chủ trương của Lưu Bá Ôn, Cao Thắng, có lẽ Chu Nguyên Chương không thể thắng trận giành thiên hạ.

Khi vẫn yên vị trên ngai vàng, còn cách xa thời điểm phải từ giã giang sơn, Lý Tự Thành đã nghe nhưng tin đồn thất thiệt và giết Lý Nham, chỉ vì Lý Nham cũng mang họ Lý. Lý Tự Thành lo sợ rằng ca dao “thập bát tử tọa thiên hạ” sẽ ứng nghiệm trên người họ “Lý” này. Loại người mê tín dị đoan và tàn nhẫn như vậy, liệu chúng ta có thể hi vọng ông ta đem lại điều gì đây?

Chính vì từ trước đến nay Trung Quốc chỉ có quân thần phản quốc chứ không hề có những quân thần trung thành với vua, chả trách trong hàng nghìn năm qua, dù khởi nghĩa nông dân vẫn nổ ra không ngừng, nhưng trước giờ chưa từng thúc đẩy được sự tiến bộ của lịch sử.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news