Tin mới

Thảm họa chìm phà Sewol: Những phòng ngủ lạnh người của nạn nhân

Thứ ba, 14/04/2015, 14:24 (GMT+7)

Cho đến nay, sau gần 1 năm thảm họa chìm phà Sewol qua đi, hơn 300 nạn nhân được tuyên bố đã chết. Nỗi đau của cac gia đình vẫn còn đó.

Cho đến nay, sau gần 1 năm thảm họa chìm phà Sewol qua đi, hơn 300 nạn nhân được tuyên bố đã chết. Nỗi đau của cac gia đình vẫn còn đó.

Một dự án nhiếp ảnh di động đã đến thăm gia đình có con thiệt mạng sau thảm họa chìm phà Sewol ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc ngày 16/4 năm ngoái.

Hơn 300 người đã thiệt mạng, hầu hết là học sinh trường Trung học Danwon, sau khi phà bị lật úp vào chìm ngoài khơi cách đảo Byungpoongon 12 dặm khi đang trên đường tới đảo Jeju.

Những bức ảnh chụp phòng ngủ của các nạn nhân cho thấy sau thảm kịch cho thấy mọi thứ vẫn như vậy. Các bậc cha mẹ không thể bỏ đi những kỷ vật vô giá của con em mình.


Kim Young-lae (phải) và Kim Sung-sil, cha mẹ của Kim Dong-hyuk, nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol. Cô Kim Young-lae đã cảnh báo: “Cần phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng và kẻ gây ra sai phạm phải bị trừng phạt. Loại tai nạn này sẽ xảy ra lần nữa nếu chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra”

Gần 1 năm kể từ sau thảm kịch ngày 16/4/2014, phòng của những học sinh này vẫn còn nguyên vẹn bởi các bậc phụ huynh không lỡ bỏ đi bất cứ thứ gì của đứa con yêu quý.


Trong ảnh là cô Ahn Myeong-mi trong phòng của con gái Moon Ji-sung. Cô Ahn nói: “Quan điểm của tôi về đất nước đã thay đổi. Tôi từng nghĩ đất nước mình thật tốt đẹp và đã từng cầu nguyện cho nó. Nhưng từ sau thảm họa này, tôi đã không cầu nguyện trong một thời gian”


Gần 1 năm sau thảm họa, bức ảnh chụp cô bé Moon Ji-sung xinh đẹp, người có ước mơ trở thành tiếp viên hàng không vẫn được treo ngay ngắn trong phòng. Bên cạnh là quần áo, sách vở của cô bé


 Hơn 300 người, hầu hết là học sinh và giáo viên trường trung học Danwon đã thiệt mạng sau thảm họa chìm phà Sewol trong đó có Park Ye-ji, con gái chị Eom Ji-yeong


Eom Ji-yeong nói: “Những di vật của con em chúng tôi vẫn còn đó… Tôi muốn tìm chúng… Tôi cũng muốn biết sự thật và lý do tại sao chúng không nhận được lệnh thoát khỏi phà”


Một con thú nhồi bông cùng hộp thư tay trong phòng Park Ye-ji. Cô bé từng muốn trở thành một lập trình viên máy tính trước khi qua đời trong thảm họa chìm phà Sewol


Shin Jum-ja (phải) và Jung Soo-beom, mẹ và em trai của Jung Hwi-beom. Shin nói: “Trước tai nạn, gia đình tôi đã nói chuyện rất nhiều. Giờ thì chúng tôi không muốn nói gì nữa, cố gắng để không làm tổn thương nhau. Tôi rất muốn được gặp lại Hwi-beom dù chỉ một lần, ước có thể ôm anh ấy”


Một số gia đình mất con trong thảm họa ngày 16/4/2014 đã giữ nguyên phòng ngủ của con để tưởng nhớ đứa trẻ. Trong ảnh là phòng của Jung Hwi-beom


Huh Heung-hwan (phải) và Park Eun-mi, cha mẹ của nữ sinh Huh Da-yoon. Bà Park nói: “Tôi đã không nghĩ được bất cứ gì ngoài việc tìm kiếm con gái. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi tìm thấy con bé. Trong 1 năm qua, ngày nào cũng như ngày hôm ấy, 16/4/2014. Những lần tôi bật cười về những điều tầm thường đã trở thành những khoảnh khắc hiếm hoi. Tôi từng nghĩ cuộc sống bình thường là điều dễ dàng nhưng giờ mới nhận ra nó là điều khó khăn nhất”.


 Chó cưng của Huh Da-yoon đứng trên giường của cô bé


Huh Da-yoon từng mơ ước trở thành một giáo viên tiểu học. Bức tranh do em vẽ vẫn được treo trong căn phòng tại thủ đo Seoul


Chị Lee Sun-mi đứng trong căn phòng màu hồng của cô con gái Kim Ju-hee. Chị Lee nói: “Cần tiếp tục điều tra kỹ vụ việc. Mùa xuân đã tới, trăm hoa đua nở nhưng người mẹ như tôi không thể mỉm cười. Tôi hy vọng những đứa trẻ còn mất tích sẽ được tìm thấy. Tôi mong con gái mình sẽ trở về. Thế giới sau thảm kịch không phải nơi mà tôi đã biết”


Jung Hye-suk, mẹ của Park Sung-ho, người muốn trở thành một mục sư. Bà Jung nói: “Con trai tôi đã chết vì lỗi lầm của người lớn. Thảm họa chìm phà Sewol đã dạy cho chúng ta về những vấn đề của xã hội và người lớn cần phải nỗ lực để sửa chữa nó, dù đã quá muộn. Chúng ta phải phấn đấu để ngăn chặn tái diễn bất cứ thảm họa nào như vậy và để xây dựng một nền văn hóa trân trọng cuộc sống con người. Con cái chúng ta không đổ lỗi cho xã hội. Chúng đã cố gắng để cứu lẫn nhau và lo lắng cho gia đình. Chẳng phải chúng ta phải học hỏi từ những nỗi lực mà bọn trẻ đã thể hiện trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời?”


Jung Bu-ja (phải) và Shin Chang-sik, cha mẹ của Shin Ho-sung, chụp ảnh trong phòng con trai. Jung cho biết: “Tất cả những gì tôi muốn biết là tại sao các thuyền viên được cứu sống còn con em chúng tôi lại chết”.


Những kỷ vật quý giá gồm kính và một chiếc ví của Shin Ho-sung. Cậu bé từng ước mơ trở thành một giáo viên dạy tiếng Hàn trước khi chuyến phà định mệnh chìm xuống biển


Kim Youn-sil, mẹ Jeong Cha-woong nói: “Tôi cảm thấy tiếc cho Cha-woong và nhớ thằng bé rất nhiều. Tôi không còn niềm tin vào đất nước nữa”


Kim Yu-jeong chụp ảnh trong căn phòng của con gái Jeon Ha-yeong. “Tôi ước rằng đất nước này có thể khiến chúng ta cảm thấy mình đang được bảo vệ. Tôi muốn nói với em gái của Ha-yeong về đất nước đáng tự hào của mình nhưng giờ thì không thể. Chúng tôi, người lớn, có nhiệm vụ phải bảo vệ con em mình. Tôi hy vọng con em của mình lớn lên khỏe mạnh và đưa đất nước đi theo hướng đi đúng đắn”, bà Kim nói.


Bộ sưu tập tranh ảnh trong phòng của Jeon Ha-yeong

Bảo Linh (tin tức Dailymail)



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Hàn Quốc: Huy động 13.000 cảnh sát ngăn bạo động vì chìm phà Sewol

13.000 cảnh sát Hàn Quốc đã được triển khai để ngăn người biểu tình tiến vào dinh tổng thống, biểu tình vụ chìm phà Sewol khiến 304 người thiệt mạng hồi năm ngoái.