Tin mới

"Thánh cô" chữa bách bệnh bằng cách dẫm đạp ở Thái Nguyên

Thứ ba, 15/09/2015, 20:11 (GMT+7)

Dù cơ sở chữa bách bệnh bằng cách  dẫm đạp lên chỗ đau của "thánh cô" Phú ở Thái Nguyên đã được Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đình chỉ, tuy nhiên đến nay cơ sở này vẫn hoạt động công khai.

Dù cơ sở chữa bách bệnh bằng cách dẫm đạp lên chỗ đau của "thánh cô" Phú ở Thái Nguyên đã được Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đình chỉ, tuy nhiên đến nay cơ sở này vẫn hoạt động công khai.

[mecloud]q9x2ehoxqL[/mecloud]

Tên tuổi và sự nổi tiếng của “cô Phú Bồ Tát” hay còn gọi là “cậu cò, cô cò” (tức bà Phạm Thị Phú, SN 1971, ở TP Sông Công - Thái Nguyên) cùng phương pháp chữa bách bệnh bằng cách dẫm đạp, thổi hơi để “truyền siêu năng lượng” từ lâu đã được báo chí và dư luận phản ánh.

Hình ảnh bệnh nhân khỏa thân để chờ được dẫmlan truyền trên mạng xã hội (Ảnh: FB).

Gần đây, dư luận tiếp tục xôn xao khi hình ảnh hàng trăm người phụ nữ, đàn ông cởi trần, thậm chí hở những phần nhạy cảm, úp, ngửa, nằm song xoài dưới nền chiếu để được dẫm lên người chữa bệnh… được lan truyền trên mạng xã hội.

Được biết, vào năm 2010, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ra yêu cầu đình chỉ việc chữa bệnh bằng cách giẫm, đạp lên chỗ đau của người bệnh của bà Phú. Thế nhưng nguyên nhân vì sao cơ sở này lại vẫn tiếp tục hoạt động công khai?

Cơ sở "cô Phú" thời điểm sáng 15/9

Để mục sở thị phương pháp chữa bệnh kì lạ này cũng như tìm hiểu nguyên nhân tái xất của vị “Thánh cô chữa bách bệnh” này, PV Người đưa tin đã tìm về xã Vĩnh Sơn (TP Sông Công – Thái Nguyên) nơi nhiều người bệnh từ khắp nơi vẫn tìm đến để được dẫm lên người chữa bệnh.

Từ Hà Nội sau hơn 2 tiếng đồng hồ xe khách, đặt chân lên đất Sông Công hỏi thăm đường vào nhà “cô Phú” chữa bệnh bằng siêu năng lượng người dân không ai là không biết. Thậm chí trên đường đi chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều người cùng chung đích đến.

Tại một quán nước ven đường, một người đàn ông cao tuổi cho biết, bản thân đưa vợ từ Bắc Ninh lên để mong được “cô Phú” chữa bệnh. Theo lời người này, vợ ông bị u vú đã đi hết các bệnh viện nhưng đều trả về và hy vọng “cô Phú” sẽ giúp vợ ông khỏi bệnh.

Nhiều xe ô tô dừng đỗ trước cổng cơ sở.

Chủ các hàng quán cùng cánh taxi, xe ôm tại địa phương tỏ ra không lạ khi chúng tôi hỏi đường vào nhà “cô Phú”. Họ cho biết, nhiều năm nay tìm đến nhà “cô Phú” là người dân từ khắp cả nước chứ không riêng ở đâu, hầu hết đến đây đều là để mong được chữa bệnh bằng phương pháp truyền năng lượng. Thậm chí để tiện cho việc chữa bệnh nhiều người còn thuê cho ở gần cơ sở. Tuy vậy, họ khẳng định người dân địa phương ít khi tìm đến cơ sở này.

Trung tâm của “cô Phú” rộng hàng trăm mét vuông nằm ở sườn quả núi gọi là núi trống nằm tách biệt với khu dân cư. Phía trước mặt là chiếc cầu treo Vĩnh Sơn dường như chỉ để phục vụ người bệnh vào thăm khám.

Theo tìm hiểu của PV, đến với cơ sở là những người có bệnh từ ung thư, bại liệt, ngồi xe lăn cho tới điếc, vô sinh… đã đi thăm chữa nhiều nơi chưa khỏi.

Đến cơ sở chữa bệnh những người này thường đút vào hòm công đức một số tiền tùy tâm từ thường là trên 10 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng cũng có, miễn phí cũng có.

Những người đến đây sẽ được xếp hàng thứ tự theo số sau đó được dẫn vào phòng phía trong để cô Phú thăm khám. Khi lượng người quá đông họ cùng cởi áo một lượt để “cô Phú” dẫm lên người.

Trong buổi sáng 15/9, có hàng trăm người ngồi quây kín ở khoảng sân, họ được phát vé tích kê, tới lượt, sẽ có người dẫn vào dãy nhà trong.

Từ ngoài cổng hàng chục chiếc ô tô cùng xe máy dựng đỗ la liệt với các biển số ở các tỉnh khác nhau như: Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Thậm chí có nhiều ô tô hạng sang cùng ô tô khách cỡ 15 - 30 chỗ ngồi…

Ngồi ở sân, người dân thỉnh thoảng được nghe lời phát biểu từ một số người (là người bệnh, hoặc đưa người nhà lên thăm khám) cho biết: Bệnh tình rất nặng bị bệnh viện trả về song từ khi lên gặp “cô Phú” đã thuyên giảm.

Song song với đó là tiếng đồng thanh hô theo câu hỏi thanh minh của người đàn bà nói trên loa đại loại như: “Cô Phú có bắt mọi người theo chữa bệnh không? Có thu tiền mọi người không? Có tự xưng là bồ tát không?” Sau đó, tất cả hàng trăm người đều đồng thanh nói không(!)

Trò truyện với PV, ông H. đến từ Sóc Sơn (Hà Nội), đưa con trai bị điếc đến chữa bệnh cho biết, đây là lần thứ 3 ông đưa con đến đây, con trai ông bị điếc 20% nhưng đi các bệnh viện đều không khỏi.

Ông H. cho hay: Mặc dù đến đây lần thứ 3 nhưng bệnh tình của con ông cũng chưa thấy tiến triển nhưng ông vẫn đưa đến. Về tiền chữa thì là tùy tâm cơ sở không áp đặt, thậm chí miễn phí cho người nghèo. Tương tự nhiều người khẳng định đến cơ sở này người ta tùy tâm đút vào hòm công đức. “Có thể 10 ngàn, 20 ngàn, nếu có thì 500 ngàn, 1 triệu” – nhiều người cho hay.

Người trông cầu Vĩnh Sơn cho biết, hàng tuần trừ thứ 2, thứ 6 thì cơ sở của bà Phú luôn tấp lập người. Theo quan sát, trong khoảng thời gian buổi sáng lượng người đi lại qua cầu sang thăm khám rất đông. Người đi bộ sẽ được miễn phí còn người đi xe máy thì thu 2 ngàn đồng/lượt.

Ăn theo cơ sở này còn có hàng quán phía bên kia cầu phục vụ cho việc ăn uống, ở trọ của người bệnh. Tại cổng cơ sở võng, ghế sếp được thu với giá 10 ngàn đồng/ chiếc/ buổi, dịch vụ trông, giữ xe cũng ăn lên làm ra.

Trao đổi với PV, ông Đào Văn Thép - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: Cơ sở của bà Phú mới chuyển về địa phương hoạt động được vài năm.

Bà Phú chỉ có giấy đăng ký kinh doanh cơ sở tẩm quất và kinh doanh dịch vụ ăn uống Ban Mai do Phòng Tài chính Kế hoạch TP Sông Công cấp phép và không được cấp phép và cũng không có chuyên môn trong khám, chữa bệnh.

Theo lãnh đạo xã Vĩnh Sơn, trước đây cơ sở của bà Phú hoạt động ở phường Thắng Lợi, TP Sông Công.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn thông tin: Trước đây bà Phú là người dân bình thường, công việc của bà là đi chợ, chồng bà này là công nhân.

Trần Thu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: cô Phú Bồ Tát