Tin mới

Thay đổi để dứt chuyện trò tự tử vì điểm số

Thứ năm, 02/10/2014, 16:37 (GMT+7)

Chiều 1/10, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định đã có buổi đối thoại trực tiếp với các giáo viên tiểu học trước hàng loạt câu hỏi đặt ra khi quy định  không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét với HS tiểu học có hiệu lực vào 15/10.

 

 

Chiều 1/10, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định đã có buổi đối thoại trực tiếp với các giáo viên tiểu học trước hàng loạt câu hỏi đặt ra khi quy định  không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét với HS tiểu học có hiệu lực vào 15/10.


Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Định trao đổi với giáo viên, lãnh đạo ngành giáo dục cả nước về nội dung Thông tư 30 chiều 1/10. (Ảnh: Văn Chung)


Không để chuyện từng có trò tự tử vì điểm số

Tại buổi đối thoại, nhiều giáo viên đặt vấn đề tại sao phải thực hiệnThông tư 30 (TT30) quy định về việc không chấm điểm, thay bằng nhận xét thường xuyên với HS tiểu học - Vụ trưởng Phạm Ngọc Định cho rằng: Thực hiện NQ29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo, Bộ GD-ĐT xác định khâu đột phá hiện nay là đổi mới kiểm tra đánh giá.

 

Vụ trưởng Định dẫn giải: “Thực tiễn đánh giá HS hiện nay còn những tồn tại. Nhiều gia đình phụ huynh có con đi học cũng chịu áp lực về điểm. Và thực tiễn cũng đã có học sinh lớp 5 tự tử vì điểm số, và nhiều tiêu cực khác nữa...”

 

Trước ta đánh giá học sinh chủ yếu ghi nhận, xác nhận kết quả học tập cuối cùng của học sinh. Cái mới của TT30 không chỉ xác nhận kết quả của các em.

Quan trọng hơn là xem xét quá trình học sinh làm ra kết quả đó như thế nào. Trước đây cô giáo ghi nhận, xác định điểm của HS là xong. Nay giáo viên ngoài hướng dẫn học sinh; Tìm hiểu quá trình nhận thức, vận dụng kiến thức của học sinh như thế nào để có tư vấn, giúp đỡ học sinh. Cách làm này giúp học sinh học tốt hơn và không bị áp lực”.

Trả lời ý kiến của nhóm ý kiến giáo viên, hiệu trưởng các trường tiểu học cho rằng, Bộ chỉ nên khuyến khích các địa phương thực hiện không chấm điểm thường xuyên cho học sinh tiểu học trong năm 2014-2015, ông Định khẳng định: “NQ29 đã ban hành, việc thực hiện không thể chần chừ nữa. Dù ngày đầu “đường cày đâu có thẳng ngay được” nhưng vẫn phải thực hiện”.

Điểm 9, 10 hay nhận xét tốt hơn?

Không ít giáo viên cho rằng trước đây điểm 9,10 rõ ràng học sinh  phấn khởi, hăng hái phấn đấu, cố gắng hơn trong các tiết học. Nhận định về những ưu điểm, ưu việt của cách làm mới này cần có thời gian thực hiện.

Theo ông Định, cách làm mới sẽ có lợi cho học trò, nhiều em được đánh giá, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhận xét thay vì cho điểm thường xuyên cũng yêu cầu người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học.

"Có phần thưởng đúng lúc giúp kích thích làm tốt hơn công việc được giao" - ông Định nói. Nếu cho điểm 10 cũng là phần thưởng kích thích học sinh. Cho bông hoa, bố mẹ cho con cuộc đi chơi du lịch cũng là phần thưởng. Nhưng đó không phải bản chất để khuyến khích năng lực học sinh.

Theo ông Định, người thầy nếu có tâm huyết, năng lực sẽ biết khơi gợi đam mê, động cơ học tập bên trong của mỗi học sinh. Nhiều học sinh chưa hiểu rõ việc mình đến trường để làm gì. Các em đi học vì phần thưởng bố mẹ, ông bà chứ chưa ý thức việc mình phải đến phát triển chính mình.

Thay đổi nhận thức là việc khó nhất

Câu hỏi lớn khác cũng được đặt ra là một trường có giáo viên phải đứng 20 lớp, không thể kham nổi việc nhận xét gần 1000 học sinh. Vụ trưởng Định cho rằng:

“Trước hết cần thống nhất với nhau quan điểm dạy 500 học sinh, 1000 học sinh hay 3000 học sinh thầy cô vẫn đánh giá từng học sinh. Vào lớp thầy phải quan tâm đánh giá đến từng học sinh, cụ thể từng em. Có thể nhận xét bằng lời trực tiếp hoặc phải ghi ra bằng lời viết ra.

Có người nói 1000 em làm sao cô biết hết được. Giáo viên không biết học sinh, tình cảm thầy trò có không? Vậy quan tâm giúp đỡ ra các em làm sao? Thay đổi nhận thức là bước khó nhưng vẫn phải làm”.

Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên, Vụ trưởng  giáo viên không nên máy móc, rập khuôn. Những đổi mới, sáng tạo nếu tốt cho học sinh lúc nào cũng được khuyến khích. Quá trình đổi mới cần thời gian, vừa làm vừa khắc phục, rút kinh nghiệm cho tốt hơn.

Các giáo viên tiếp tục băn khoăn phải ghi làm sao vừa ngắn gọn, không trùng lặp,- nhưng khuyến khích, động viên học trò.

Vụ trưởng Phạm Ngọc Định cho rằng: Ở mỗi bài học, hoạt động từng học sinh sẽ có sản phẩm khác nhau. Ví dụ viết chữ a, học sinh lần đầu viết chỉ cần em đã viết được nhưng vẫn nghiêng, cô có thể nhận xét “Em đã viết được chữ a nhưng nét thẳng còn nghiêng”. Khi em đã viết đẹp hơn chắc chắn lời khen của cô cũng khác.

Cách nhận xét cũng cần căn cứ vào bài học để đối chiếu chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh. Có thầy cô viết lời nhận xét rất hay có người lời chưa hay. Điều này thuộc năng lực giáo viên. Quá trình thực hiện các nhóm chuyên môn cần trao đổi, học tập lẫn nhau.

Video bạn có thể quan tâm:

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news