Tin mới

Đội U16 tài năng của Việt Nam từng thắng Trung Quốc giờ ra sao?

Thứ hai, 21/04/2014, 16:47 (GMT+7)

Văn Quyến bước lên đỉnh cao danh vọng từ sớm nhưng sự nghiệp cũng tàn\nlụi nhanh như phần đông đồng đội thế hệ U16 từng tung hoành tại VCK U16\nchâu Á năm 2000.

 

 

 

 

 

 

 

Văn Quyến bước lên đỉnh cao danh vọng từ sớm nhưng sự nghiệp cũng tàn lụi nhanh như phần đông đồng đội thế hệ U16 từng tung hoành tại VCK U16 châu Á năm 2000.

Hiện tượng U16 Việt Nam

Trong bóng đá, mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng phải khẳng định thành tích của U16 Việt Nam tại giải đấu được tổ chức trên sân Chi Lăng (Đà Nẵng) cách đây 14 năm là một phép màu. Khi đó dẫn dắt U16 Việt Nam là HLV Nguyễn Văn Thịnh với nòng cốt là các cầu thủ SLNA.

Nhập mô tả cho ảnh Kết quả thi đấu của ĐT U16 Việt Nam tại vòng chung kết U16 châu Á.

Nhập mô tả cho ảnh Kết quả thi đấu của ĐT U16 Việt Nam tại vòng chung kết U16 châu Á.

Ở lượt trận đầu tiên, đội để thua U16 Nhật Bản 0-2. Mặc dù giành chiến thắng 5-0 trước Nepal ở lượt 2 nhưng cánh cửa đi tiếp của của U16 Việt Nam là rất hẹp khi gặp U16 Trung Quốc ở lượt đấu cuối cùng.

Tưởng chừng, đội bóng trẻ của Việt Nam đã nhận trận thua đậm khi sớm bị dẫn 0-2, nhưng 3 bàn thắng của Văn Quyến, Như Thuật và Quang Tuấn đã giúp U16 Việt Nam ngược dòng thắng lại 3-2, vào bán kết và đứng hạng 4 chung cuộc.

Vào đến bán kết giải U16 năm 2000 là thành tích tốt nhất của bóng đá trẻ Việt Nam tại đấu trường châu lục.

Vào đến bán kết giải U16 năm 2000 là thành tích tốt nhất của bóng đá trẻ Việt Nam tại đấu trường châu lục.


Chiến thắng của U16 Việt Nam khi đó thực sự là hiện tượng. Văn Quyến được xem là 1 trong 4 tài năng trẻ của bóng đá châu Á lúc bấy giờ. Như Thuật được so sánh với nghệ sĩ sân cỏ Hồng Sơn. Minh Đức chơi rất chững chạc ở vị trí trung vệ cùng tấm băng đội trưởng trên tay. Lâm Tấn cho thấy những đường nét của Công Minh với khả năng công thủ toàn diện.

Với sự đồng đều ở cả 3 tuyến, lứa cầu thủ này được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ vàng của BĐVN, thay thế xứng đáng những bậc đàn anh. Nhưng rốt cuộc chẳng ai trong số đó trở thành một ngôi sao đích thực, duy trì sự nghiệp lâu bền. Từ thầy lẫn trò đều rất lận đận trên đường tiến thân.

 Văn Quyến là ngôi sao nổi bật nhất trong lứa U16 Việt Nam. Anh nhanh chóng trở thành cầu thủ số 1 của BĐVN cả về tài năng lẫn danh vọng trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Nhưng hào quang đến quá nhanh khiến Quyến không giữ được mình. Anh tự "đào hố chôn vùi danh tiếng" sau vụ bán độ tại SEA Games 23.

Văn Quyến đánh mất mình quá sớm khiến tài năng không thể phát tiết hết. Việc anh giải nghệ sớm là kết cục buồn cho cầu thủ từng là tài năng số 1 của bóng đá Việt Nam.

Văn Quyến đánh mất mình quá sớm khiến tài năng không thể phát tiết hết. Việc anh giải nghệ sớm là kết cục buồn cho cầu thủ từng là tài năng số 1 của bóng đá Việt Nam.

Bước lầm lỡ đó khiến Văn Quyến không thể gượng dậy. Mặc dù “thằng béo” được SLNA rồi V.Ninh Bình cưu mang nhưng anh không thể lấy lại phong độ đã từng khiến hàng triệu người hâm mộ thổn thức. Và cách đây ít ngày, Văn Quyến đã chính thức xin giải nghệ ở tuổi 30. Tính ra, từ lúc bước ra ánh sáng cho đến lúc chia tay, sự nghiệp bóng đá của Quyến chỉ có hơn 14 năm, nhưng liên tục ngắt quãng.

Đội bóng vàng U16 Việt Nam - một thế hệ "đen bạc"

Năm 2000, cùng với Văn Quyến, Ánh Cường thi đấu xuất sắc không kém. Nhưng cầu thủ gốc Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không may mắn bằng người đồng đội khi anh rơi vào vòng luẩn quẩn giữa Hà Tĩnh rồi Hòa Phát Hà Nội và K.Khánh Hòa. Cuối năm 2012, Ánh Cường giải nghệ ở tuổi 29.

Cũng giải nghệ rất sớm như Ánh Cường là hậu vệ Lâm Tấn. Một cầu thủ tài năng khác của thế hệ U16 là Quang Tuấn (Đà Nẵng) sau đó cũng mất tăm trên bản đồ bóng đá quốc nội. Tiền vệ Khánh Hùng được kỳ vọng sẽ trở thành ngôi sao sáng ở đất Cảng nhưng không trụ lại lâu ở V.League. Anh khoác áo đội Hà Nội ở hạng Nhất cho tới khi lặng lẽ giải nghệ cuối mùa giải 2012.

Vận đen của đội U16 bám HLV Nguyễn Văn Thịnh trong suốt quãng thời gian ông dẫn dắt các đội bóng về sau.

Vận đen của đội U16 bám HLV Nguyễn Văn Thịnh trong suốt quãng thời gian ông dẫn dắt các đội bóng về sau.

Vận đen của đội bám đến cả HLV Nguyễn Văn Thịnh, hệt như biệt danh Thịnh “đen” của ông. Sau năm 2000, ông Thịnh gặp rất nhiều sóng gió khi làm HLV SLNA (2004-2005, 2007-2009), Tiền Giang (2009-2010)… Ở mùa giải năm ngoái, ông đến QNK Quảng Nam với mục tiêu giúp CLB này giành vé lên V. League. Nhưng chỉ sau vài trận đấu ở lượt đi giải hạng Nhất, HLV người xứ Nghệ đã mất chức.

Trụ lâu nhất ở bóng đá đỉnh cao là Minh Đức và Phan Như Thuật. Đội trưởng của U16 ngày nào hiện đá dự bị tại SLNA. Trước đó, anh từng là đội trưởng ĐTQG, thi đấu khắp nơi và đều có chỗ đứng vững chắc. Trong khi Phan Như Thuật mùa này vẫn được HLV Nguyễn Hữu Thắng xem là quân bài dự bị chiến lược. Anh từng ghi bàn giúp SLNA giành chiến thắng trước Than Quảng Ninh đầu mùa.

Cầu thủ "khấm khá" nhất trong lứa U16 nhưng không phải ở lĩnh vực bóng đá là Văn Nghĩa. Anh là một trong 3 cầu thủ Đồng Tháp được góp mặt năm đó. Văn Nghĩa cống hiến cho bóng đá tỉnh nhà cho đến năm 2011 trước khi lên chơi cho Navibank SG.

Tiền đạo Văn Nghĩa sớm giải nghệ và trở thành một ông chủ doanh nghiệp thành đạt.

Tiền đạo Văn Nghĩa sớm giải nghệ và trở thành một ông chủ doanh nghiệp thành đạt.

Tuy nhiên đến cuối năm 2012, Văn Nghĩa chia tay bóng đá và trở về Cao Lãnh (Đồng Tháp) mở công ty Thành Nghĩa chuyên về xây dựng. Công ty của anh cũng là nhà phân phối các nhãn hàng cao cấp ở khu vực tỉnh Đồng Tháp. Chia tay bóng đá, anh trở thành doanh nhân thành đạt. Hai đồng đội của anh 14 năm trước là thủ môn Văn Bước và hậu vệ Đăng Khoa cũng đều giải nghệ sớm.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news