Tin mới

Thi THPT quốc gia: Đề phòng những thí sinh "lưu manh hóa"

Thứ bảy, 27/06/2015, 09:36 (GMT+7)

Bên cạnh những thí sinh quyết tâm chinh phục giảng đường, sẽ có những thí sinh... lưu manh hóa. Vậy, các sĩ tử cần trang bị những gì để đối phó với thành phần này?

Bên cạnh những thí sinh quyết tâm chinh phục giảng đường, sẽ có những thí sinh... lưu manh hóa. Vậy, các sĩ tử cần trang bị những gì để đối phó với thành phần này?

>>>Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015

Những điều sĩ tử trang bị cho mình trong kỳ thi sắp tới chắc chắn không chỉ là khối lượng kiến thức, tâm lý vững vàng mà còn là sự thận trọng, sự dũng cảm để bảo vệ bài thi cũng như bảo vệ bản thân mình trước những thành phần cơ hội.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, thầy Khoa - giảng viên khoa Toán trường ĐH Bách khoa, giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và hiểu tâm lý thí sinh - cho rằng, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới, các thí sinh ngoài việc chuẩn bị kĩ càng về kiến thức, còn cần phải có kĩ năng để đối phó với những thí sinh... lưu manh hóa.

"Như chúng ta đã biết, những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã lược bớt một số những học sinh không có ước mơ tiếp tục rèn mài kinh sử. Nhưng năm nay, tất cả thí sinh đều tham gia chung một kỳ thi, vì vậy những đối tượng học kém, không biết gì cũng sẽ tham gia thi cùng với những thí sinh thi đại học. Nhóm này sẽ làm gì nếu giám thị coi thi không châm trước? Họ sẽ làm thế nào nếu không được chép bài? Bản thân họ cũng rất sợ thi trượt..." - thầy Khoa nói.

Theo thầy Khoa, khi những thí sinh này ngồi bên cạnh những học sinh ngoan thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Chúng có khả năng lưu manh hóa và có thể đe dọa những người xung quanh. "Nên những sĩ tử làm bài thi phải biết bảo vệ bài của mình, một chút chủ quan sẽ rễ để kẻ cơ hội xé bài dẫn đến trượt oan, nguy hiểm hơn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khuyến khích các thí sinh không nên làm quen với người lạ ở những địa điểm thi. Nếu thấy đối tượng có hành vi đe dọa hoặc chèo kéo mượn bài chép, thí sinh cần dũng cảm lên tiếng, nhờ sự giúp đỡ của giám thị coi thi", thầy Khoa cho biết.

Hãy ngủ một giác nếu thấy quá mệt mỏi. Ảnh: Minh họa

Năm nay áp lực của các sĩ tử sẽ nặng nề hơn so với hàng năm, vì những năm trước, môn toán được phân loại rõ các khối như: Toán khối A, toán khối B, toán khối D. Nhưng năm nay môn toán là môn thi đầu tiên nên tạo áp lực cao nhất. Nếu thi môn toán thí sinh làm chưa tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của những môn thi sau gây ảnh hưởng chất lượng bài thi.

Vì vậy, các sĩ tử hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng và bình tĩnh. Nếu môn toán chúng ta làm bài chưa tốt, hãy bình tĩnh để phấn đấu những môn thi tiếp theo.

Thoải mái tâm lý trước ngày "xung trận"

Một trong những bị kíp để mình giữu được phong độ đến cuối kỳ thi đó là các sỹ tử hãy suy nghĩ tích cực: “Mình rất tự tin chào đón kỳ thi! Vũ khí của mình là kiến thức. Đề có thế nào thì mình cũng có thể đối phó được”, thầy Khoa chia sẻ.

Theo thầy Khoa, các thí sinh cần dẹp bỏ tư tưởng: "Đã thi là phải đậu, không đậu thì mình sẽ... ". Thay vào đó, hãy suy nghĩ sẽ cố gắng hết khả năng.

Chợp mắt vài phút khi quá mệt mỏi. Nếu quá buồn ngủ, hãy ngủ ngay dù chỉ vài giờ. Các bạn sẽ khỏe sau khi được ngủ sâu.

Tránh sử dụng các chất kích thích cho tỉnh táo bởi sau giai đoạn dùng chất kích thích, cơ thể sẽ mỏi mệt, suy sụp nhiều hơn, thậm chí trí óc không còn đủ sức tập trung nhớ những gì đã học.

"Người ta ước lượng rằng trong những sự kiện quan trọng như kỳ thi đại học chẳng hạn, khả năng của bạn chỉ chiếm khoảng 50 – 60% thành công, một nửa phần còn lại là sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng. Bạn sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu đã học hết các thứ nhưng quá lo lắng đến mức vào phòng thi là quên hoặc lộn xộn hết trong đầu", thầy Khoa nói.

Nguyễn Thanh-Cù Hiền

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news