Tin mới

Thông tin và hình ảnh mới nhất về tàu ngầm Kilo Hà Nội

Thứ năm, 02/01/2014, 15:15 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Dự kiến, sáng mai (3/1), tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ được đưa ra\nkhỏi vận tải Rolldock Sea để hạ thủy và neo đậu tại cầu cảng, chuẩn bị cho lễ\nbàn giao, đợi con tàu thứ hai về nước để làm lễ thượng cờ.\n>> Tàu ngầm Kilo Hà Nội về đến cảng Cam Ranh\n>> Những bức ảnh đầu tiên về nơi đón tàu ngầm Kilo Hà Nội ở Cam Ranh

(Tinmoi.vn) Dự kiến, sáng mai (3/1), tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ được đưa ra khỏi vận tải Rolldock Sea để hạ thủy và neo đậu tại cầu cảng, chuẩn bị cho lễ bàn giao, đợi con tàu thứ hai về nước để làm lễ thượng cờ.

Tàu Kilo Hà Nội là một trong hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam ký kết với Nga vào năm 2009. Tàu đã cập cảng Cam Ranh từ rạng sáng hôm qua (1/1).

Theo dự kiến, sáng ngày 3/1, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ được đưa ra khỏi tàu vận tải Rolldock Sea và neo đậu tại cầu cảng, chuẩn bị cho lễ bàn giao. Sau khi tàu Rolldock Sea vào cảng Cam Ranh, con tàu sẽ bơm nước vào để chìm xuống, tàu ngầm Kilo sẽ được đẩy ra khỏi thân tàu này và tự bơi vào cầu cảng để làm thủ tục thượng cờ quân chủng.

Do tập tính tàu ngầm hoạt động theo cặp nên một thời gian nữa, khi tàu ngầm Kilo thứ 2 mang tên TP. Hồ Chí Minh về tới Cam Ranh, lễ thượng cờ quốc gia mới được tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và đông đảo người dân.

Thông tin và hình ảnh mới nhất về tàu ngầm Kilo Hà Nội

Ngày 28/8/2012, tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội được đưa lên dock chuẩn bị cho lễ hạ thủy chính thức. (Ảnh tư liệu của nhà máy đóng tàu Admiraltei verfi).

Tàu vận tải chuyên dụng Rolldock thả neo tại vùng đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế.

Tàu Rolldock đang tiến vào cửa hẹp, phía Nam vịnh Cam Ranh.

Tàu Rolldock mang theo tàu ngầm Kilo Hà Nội chuẩn bị băng qua mũi Hồi.

Cabin tàu ngầm Hà Nội (phần cao nhất, màu đen) trên boong tàu Rolldock.
Tàu Rolldock tiến vào vịnh Cam Ranh.

Tàu Rolldock tiến vào vịnh Cam Ranh.

Vị trí neo đậu dự kiến của Kilo 636 Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh

Ngày 3/1, tàu ngầm Kilo Hà Nội bắt đầu hoạt động
Bên cạnh ụ nổi

Thông số kỹ thuật của tàu ngầm Kilo Hà Nội

Tàu ngầm Kilo 636 là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3 của Nga, có lượng giãn nước 3.100  tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Tàu được Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mệnh danh là "Hố Đen" bởi khả năng tàng hình đáng nể. Song nếu đọ về thông số với USS North Dakota – tàu ngầm hiện đại nhất thế giới hiện nay, tàu ngầm lớp Kilo Hà Nội vẫn còn thua một bậc về cả thông số lẫn đầu tư tài chính.

Loại tàu này được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).

Kilo 636 là một loại tàu ngầm đa năng có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông. Thời bình, Kilo 636 có thể được sử dụng cho mục đích tuần tiễu, bảo vệ lãnh hải, cơ sở quân sự hay trinh sát trên biển.

Quân cảng Cam Ranh.

Quân cảng Cam Ranh

Căn cứ bí mật của tàu ngầm Kilo Hà Nội là quân cảng Cam Ranh được xem là một trong những quân cảng tốt nhất trên thế giới. Giới chuyên gia quân sự thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa - chiến lược toàn cầu. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines... thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.

Quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.

Kỹ sư Aleksandr Beliy, chuyên gia của nhà máy Admiraltei Verfi, một trong 5 người được cử sang Việt Nam, cho biết, dù doanh nghiệp này đã có nhiều kinh nghiệm với những chuyến vận tải đơn hàng Nam lần này được chuẩn bị hết sức chu đáo, ngoài những vật liệu cần thiết cho chuyến đi, chúng tôi còn mang thêm sơn để “trang điểm lại cho con tàu để nó trở nên đẹp mắt và hoành tráng trong buổi lễ tiếp nhận.”

W2 (Tổng hợp)

Tin mới/Seatimes

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news