Tin mới

Thứ bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ vũ trụ đang suy yếu

Thứ sáu, 22/05/2020, 15:01 (GMT+7)

Các nhà khoa học vừa có phát hiện gây sốc: Từ trường của Trái đất đang suy yếu. Hành tinh của chúng ta có thể đang đảo cực.

Từ trường là thứ rất quan trọng cho sự sống trên hành tinh chúng ta bởi nó che chắn cho chúng ta khỏi bức xạ vũ trụ và các hạt tích điện phát ra từ Mặt trời

Một vùng rộng lớn bị giảm cường độ từ tính kéo dài từ châu Phi đến Nam Mỹ, gọi là Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương và nó đã hình thành một trung tâm cường độ tối thiểu chỉ trong 5 năm. Các nhà nghiên cứu đang suy đoán rằng sự suy yếu này là dấu hiệu cho thấy Trái đất đang hướng tới đảo cực. Điều đó nghĩa là cực bắc và cực nam sẽ đổi chỗ cho nhau. Lần gần đây nhất xảy ra đảo cực là 780.000 năm trước.

Sự bất thường đang tàn phá các vệ tinh và tàu vũ trụ khác bay qua khu vực này khi có nhiều người đang gặp trục trặc kỹ thuật.

Phát hiện này do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thực hiện. Họ thu thập dữ liệu từ chòm sao Swarm - một cụm vệ tinh - của cơ quan. Các vệ tinh được thiết kế đặc biệt để xác định và đo các tín hiệu từ tính khác nhau tạo nên từ trường của Trái đất, cho phép các chuyên gia phát hiện ra những khu vực bị suy yếu.

ESA đã nghiên cứu từ trường từ cuối năm 2013. Swarm bao gồm 3 vệ tinh giống hệt nhau cung cấp các phép đo trường chát lượng cao trong 3 mặt phẳng quỹ đạo khác nhau.

Vùng màu xanh trong hình chính là Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương, nơi có từ trường đang suy yếu. Ảnh: DTU Space

Jürgen Matzka đế từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học địa chất Đức cho biết: "Từ trường tối thiểu ở phía đông Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương đã xuất hiện trong thập kỷ qua và những năm gần đây thì phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi rất may mắn khi có các vệ tinh Swarm trong quỹ đạo để điều tra sự phát triển của Vùng dị thường này. Thách thức bây giờ là tìm hiểu quá trình trong lõi Trái đất thúc đẩy những thay đổi này".

Sự suy yếu của từ trường được các chuyên gia theo dõi trong nhiều năm Từ trường Trái đất đã mất 9% cường độ trong 200 năm qua. Tuy nhiên, vùng từ trường suy yếu thậm chí còn phát triển giữa châu Phi và Nam Mỹ thời gian gần đây. Sau khi phân tích dữ liệu Swarm thu thập, nhóm phát hiện ra từ năm 1970-2020, từ trường tại khu vực này đã cạn kiệt từ 24.000 nanoteslas xuống còn 22.000. Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn là sự bất thường này đã phát triển và di chuyển về phía tây với tốc độ khoảng 19km/h.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ trong 5 năm qua, một trung tâm cường độ tối thiểu đã hình thành ở tây nam châu Phi, cho thấy Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương có thể tách thành 2 tế bào riêng biệt. Sự thay đổi không chỉ xảy ra sau một đêm mà đang diễn ra từ từ sau vài năm. Và khi điều này xảy ra, nhiều cực từ tính bắc và nam sẽ xuất hiện trên khắp Trái đất.

Một giả thuyết cho sự suy yếu từ trường đó là Trái đất có thể đang xảy ra sự đảo cực. Điều này từng xảy ra trong quá khứ và chúng ta đã quá hạn rất lâu bởi "nó diễn ra khoảng 250 năm một lần". Lần cuối cùng sự đảo cực xảy ra là khoảng 780.000 năm trước.

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những lý do khiến giới khoa học không biết nhiều về lịch sử từ tính của Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương là do họ không có đủ dữ liệu khảo cổ học. Đây là bằng chứng về từ tính trong quá khứ của Trái đất, được bảo tồn trong đá.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết sự bất thường không phải là lý do để bảo động, nhưng các vệ tinh và tàu vũ trụ bay trong khu vực từ tính suy yếu có thể gặp trục trặc kỹ thuật.

Suy đoán về sự đảo cực gần đây được các nhà nghiên cứu từ Anh và Đan Mạch phát hiện. Họ nhận thấy cực bắc đã di chuyển đến gần Siberia với tốc độ rất nhanh do 2 thùy của lực từ đang quằn quại trong lõi trái đất.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news