Tin mới

Thực hư thông tin nhà thờ cổ làm hoàn toàn bằng gỗ sưa được trả trăm tỷ

Thứ bảy, 13/10/2018, 07:40 (GMT+7)

Căn nhà gỗ này đã "nổi danh" từ năm 2011 - 2012. Thời điểm đó, báo giới đã tìm gặp cả chủ cũ, chủ mới cũng như vị Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang để làm rõ thực hư về ngôi nhà gây xôn xao dư luận này. Nhiều tình tiết bất ngờ từng được công bố.

Căn nhà gỗ này đã "nổi danh" từ năm 2011 - 2012. Thời điểm đó, báo giới đã tìm gặp cả chủ cũ, chủ mới cũng như vị Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang để làm rõ thực hư về ngôi nhà gây xôn xao dư luận này. Nhiều tình tiết bất ngờ từng được công bố.

Căn nhà gỗ sưa đỏ được trả giá trăm tỷ, chủ nhân vẫn không bán
Theo ông Bình, căn nhà gỗ có tuổi đời trăm năm hiện là nhà thờ tổ,  toàn bộ khung nhà hoàn toàn bằng gỗ sưa đỏ, quý hiếm. Ngôi nhà rộng chừng 50 mét vuông, thiết kế tinh xảo. Ảnh: Dân Việt

Mới đây, căn từ đường gỗ 3 gian của ông Khổng Trọng Bình (62 tuổi, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lê Lợi, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) lại được báo giới nhắc đến, cùng với thông tin đây là nhà làm bằng đỏ quý hiếm, có tuổi đời trăm năm, từng được trả trăm tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán khiến giới gỗ sưa lại xôn xao.

Căn nhà gỗ này đã "nổi danh" từ năm 2011 - 2012. Thời điểm đó, báo giới đã tìm gặp cả chủ cũ, chủ mới cũng như vị Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang để làm rõ thực hư về ngôi nhà gây xôn xao dư luận này. Nhiều tình tiết bất ngờ từng được công bố.

Toàn bộ khung gỗ của căn nhà rộng chừng 50 mét vuông được ông Khổng Trọng Bình mua của một người bạn từ năm 2010, với giá 350 triệu đồng.

Mục đích ông Bình mua về làm nhà thờ tổ. Nguồn gốc của căn nhà là ở tỉnh Hà Tĩnh. Dù đã hơn 100 năm nhưng chân cột vẫn y nguyên, không hề có dấu hiệu bào mòn của thời gian, mặc cho người chủ trước của ngôi nhà bỏ lay lắt ngoài mưa nắng mà không bảo quản.

Ông Bình từng kể trên tờ Nông thôn ngày nay, khi khung gỗ nhà được chở tới thì trông chẳng khác gì đống gỗ mục bám đầy bụi. Bất ngờ là gỗ khi cọ sạch thì chuyển từ màu đen sang màu hồng, tỏa mùi thơm dễ chịu. Nhóm thợ dựng nhà cho ông đã xem gỗ và quả quyết toàn bộ là gỗ sưa quý hiếm có giá đắt hơn vàng, chứ không phải gỗ lim.

Căn nhà gỗ sưa đỏ được trả giá trăm tỷ, chủ nhân vẫn không bán
Ngôi nhà được trang trí, chạm trổ nhiều hoạ tiết, hoa văn tinh tế với 24 cây cột trước sau đều tăm tắp, trên mỗi cây cột hiện lên đường vân uốn lượn như những mảng mây huyền ảo, bồng bềnh. Ảnh: Dân Việt

Có thông tin cho rằng, để chắc chắn là gỗ sưa, nhóm thợ còn cưa lấy một mẩu gỗ nhỏ rồi đốt. Tàn tro sau khi đốt có màu trắng và mang mùi thơm như mùi trầm.

Chủ nhân căn nhà cho biết thêm, khi biết tin nhà làm bằng gỗ sưa, nhiều người kéo đến xem. Có thợ gỗ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh trả giá 50 tỷ đồng để mong mua lại nhà. Người này cho rằng gỗ của nhà là sưa đỏ. Sau đó, một nữ giám đốc đến trả giá hơn trăm tỷ đồng hỏi mua nhưng ông Bình nhất quyết không bán. Theo ông Bình, trong số khách hỏi mua nhà có cả người Trung Quốc.

Lại xôn xao về căn nhà gỗ sưa được trả trăm tỷ: Nhiều tình tiết bất ngờ từng được công bố - Ảnh 1.

Bên trong căn nhà của ông Khổng Trọng Bình. Ảnh: Dòng đời

"Nếu tôi bán ngôi nhà lấy hơn trăm tỷ đồng thì chắc hẳn từ giây phút đó, cuộc sống của tôi sẽ không được yên bình vì có trong tay số tiền quá lớn. Còn nếu cứ để nguyên là ngôi nhà cổ thì tôi chẳng lo gì cả. Không lo bị cướp tiền cũng không lo bị bọn sưa tặc cưa trộm", nguồn trên dẫn lời ông Khồng Trọng Bình.

Thông tin cho rằng nhà làm từ gỗ sưa được khởi phát từ nhóm thợ được thuê dựng nhà, từ thợ gỗ Đồng Kỵ. Tuy nhiên, chủ cũ của ngôi nhà (cũng tên Bình) khi trao đổi với tờ Dòng đời lại cho rằng, nhà này không làm từ gỗ sưa.

Theo người chủ cũ, nhà cũ này do các cụ trong gia đình để lại ở Hà Tĩnh, ông không dùng nên bán đi. Ông chia sẻ, nhà không phải làm từ gỗ sưa như đồn thổi vì khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh không có gỗ sưa. Thời các cụ thì gỗ sưa chưa có giá trị cao như sau này và cũng không ai chuyển gỗ sưa từ các tỉnh miền núi phía Bắc về Hà Tĩnh làm nhà.

Ông Bình cũng tỏ ra không tin lý do mà chủ nhân hiện tại của ngôi nhà đưa ra để giải thích cho việc không bán ngôi nhà. Ông phân tích: "Khi nhóm thợ dựng nhà cọ rửa gỗ thì đã phát hiện là gỗ sưa rồi chứ có phải dựng lên, chuyển bàn thờ vào rồi mới biết là gỗ sưa đâu mà bảo vì làm nhà thờ tổ rồi nên không bán. Bán đi rồi lấy tiền đó dựng một ngôi nhà thờ to đẹp hơn không tốt sao. Tôi thì nghĩ đó không phải là gỗ sưa như người ta đồn thổi".

Báo Bắc Giang online cho hay, ông Nguyễn Văn Phong (Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang thời điểm năm 2011) đã tra cứu các họa tiết của khung gỗ căn nhà đặc biệt này, đồng thời dịch hai dòng chữ nho được khắc trên nóc nhà. 

Theo ông Phong, hoa văn, họa tiết của ngôi nhà mang nét kiến trúc đặc trưng của thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Vị này đưa ra kết luận, nhà được làm năm Kỷ Mùi 1919 và đánh giá đây là ngôi nhà gỗ đẹp trên địa bàn.

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news