Tin mới

Thượng viện Mỹ nhất trí tiếp tục mua động cơ tên lửa Nga

Thứ bảy, 11/06/2016, 21:22 (GMT+7)

Sau nhiều tranh cãi, Thượng viện Mỹ hôm 10/6 đã nhất trí tiếp tục mua loại động cơ tên lửa RD-180 của Nga dùng cho các tên lửa mang vệ tinh quân sự lên vũ trụ.

Sau nhiều tranh cãi, Thượng viện Mỹ hôm 10/6 đã nhất trí tiếp tục mua loại động cơ tên lửa RD-180 của Nga dùng cho các tên lửa mang vệ tinh quân sự lên vũ trụ.

Sputnik dẫn lời thượng nghị sĩ Richard Shelby cho biết, Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận tiếp tục mua các động cơ tên lửa RD-180 của Nga.

"Chúng tôi đã nhất trí về vấn đề này. Hợp đồng giao dịch kéo dài đến năm 2022 với số lượng 18 động cơ tên lửa RD-180", ông Shelby khẳng định.

Trước đó, nhà thiết kế chính của Công ty cổ phần Energomash thuộc tập đoàn Nhà nước Roscosmos của Nga Vladimir Chvanov khẳng định, Energomash sẵn sàng cung cấp cho Mỹ các động cơ tên lửa RD-180.

Thượng viện Mỹ chấp thuận sẽ tiếp tục mua các động cơ tên lửa của Nga. Ảnh: Sputnik

Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, quốc hội Mỹ đã cấm sử dụng loại động cơ này của Nga vào mục đích quân sự. Hạn chót là năm 2019 quân đội Mỹ phải tìm nhà cung cấp thay thế động cơ RD-180.

Chủ tịch ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cho rằng, việc nối lại giao dịch sẽ có lợi cho các cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ như Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, tổng giám đốc tập đoàn công nghệ Rostec Sergey Chemezov và chủ tịch cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) Igor Komarov.

Năm 2014, theo ý kiến của ông McCain, quốc hội Mỹ đã quyết định gạt bỏ động cơ Nga và đẩy nhanh sáng chế mẫu mã tương tự của Mỹ, nhưng rồi lệnh cấm này đã phải đưa ra khỏi luật ngân sách.

Các nhà lập pháp Mỹ phản đối ông McCain lo ngại việc chấm dứt đột ngột sử động cơ Nga sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp không gian vũ trụ Mỹ, đồng thời tiêu tốn khoản kinh phí có thể lên tới 1,5 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu phát triển động cơ mới.

Động cơ RD-180 do Nga chế tạo được sử dụng trong các tên lửa Atlas V, đảm trách nhiệm vụ phóng các cỗ máy vũ trụ dành cho Không lực Mỹ cũng như thực hiện sứ mệnh khoa học và nghiên cứu của NASA.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news