Tin mới

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 18/5/2018

Thứ sáu, 18/05/2018, 11:12 (GMT+7)

Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 18/5/2018.

Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 18/5/2018.

TP.HCM đề xuất công nhận liệt sĩ đối với 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong

Chiều ngày 17/5, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã có tờ trình UBND TP.HCM đề xuất công nhận liệt sĩ với 2 hiệp sĩ tử nạn khi tham gia ngăn chặn, truy đuổi đối tượng trộm xe SH trên địa bàn quận 3 vào tối 13/5.

Đó là 2 hiệp sĩ Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, quê Bình Định) và Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, quê Đồng Nai). Đây là 2 hiệp sĩ thuộc Câu lạc bộ hiệp sĩ tự nguyện (nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình).

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 18/5/2018 - Ảnh 3

Hiện trường vụ việc các “hiệp sĩ” bị nhóm trộm đâm tử vong. Ảnh: Người Đưa Tin

Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, trường hợp 2 hiệp sĩ được xem xét công nhận liệt sĩ theo điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013 của Chính phủ. Để ghi nhận hành động dũng cảm của các hiệp sĩ đã xả thân bảo vệ tài sản của nhân dân, Sở đề xuất UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 2 trường hợp này.

Như tin tức đã đưa, 20h ngày 13/5, nhóm hiệp sĩ khoảng 8 người đã bám theo nhóm trộm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, TP.HCM. Khi đến trước 1 cửa hàng quần áo trên đường, nhóm hiệp sĩ phát hiện nhóm đối tượng trộm xe SH (màu xám) trên vỉa hè.

Ngay lập tức, nhóm hiệp sĩ tiếp cận đối tượng rồi hô hoán, khống chế. Tuy nhiên, một trong hai tên trộm đã rút hung khí đâm loạn xạ vào nhóm hiệp sĩ. Hậu quả, hiệp sĩ Nam và Khôi tử vong.

Liên quan đến vụ việc, Công an TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Tấn Tài (tức Tài Mụn), Nguyễn Hoàng Châu Phú (24 tuổi) về hành vi Giết người và Trộm cắp tài sản. Trong đó, Tài được xác định trực tiếp đâm 5 hiệp sĩ đường phố. Ngô Văn Hùng (32 tuổi) cũng bị khởi tố hành vi Che giấu tội phạm. Cả ba nghi phạm đều mang nhiều tiền án, tiền sự.

Thông Hình ảnh Thông tin mới nhất vụ tai nạn thảm khốc khiến 5 người chết ở Lâm Đồng số 1

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc. Ảnh TNO

Cũng trao đổi với Lao Động, ông Trương Hữu Hiệp cho biết, qua kiểm tra hộp đen xe tải cho thấy, tại thời điểm xe gây va chạm đầu tiên, xe tải đang lưu thông với tốc độ 73km/giờ, sau khoảng 1,5km thì tăng tốc lên đến 97km/giờ, trong khi khu vực này giới hạn các phương tiện chạy tối đa 50km/giờ.

Trước đó, ngày 14/5, tài xế Trần Trọng Tình (28 tuổi, quê Hà Tĩnh) lái xe tải chở phân bón hướng từ Đà Lạt đi TP HCM.

Khi đi qua xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, cách ngã ba Fi Nôm 150m thì xe tải này tông vào 2 người đi xe máy khiến cả hai bị thương nặng. 

Sau vụ tai nạn, xe không dừng lại mà tiếp tục chạy với tốc độ cao thêm 1,5 km, qua ngã ba Fi Nôm khoảng 150 m, xe tải lật ngang sau đó trượt dài trên mặt đường lao vào hướng nhà dân, cuốn 4 ô tô và 3 xe máy khiến 5 người chết tại chỗ,trong đó tài xế xe tải là Trần Trọng Tình tử vong trong cabin và 2 người bị thương nặng nhập viện cấp cứu.

Vụ BS Lương: Hợp đồng 99 triệu bị nhượng còn 49 triệu, nguyên nhân thật sự khiến chết 8 người chết được hé lộ

Trao đổi với PV Infonet, luật sư Nguyễn Danh Huế cho biết, trước khi xảy ra thảm họa y khoa làm 8 người chết tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, ông Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện) đã ký hợp đồng số 315/BVĐKT-TS với Công ty Thiên Sơn do ông Đỗ Anh Tuấn làm tổng giám đốc, với nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 cho đơn nguyên Thận nhân tạo.

Giá trị hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình là 99.360.800 đồng.

Sau đó, Công ty Thiên Sơn chuyển nhượng hợp đồng này cho Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (Công ty Trâm Anh) do bị cáo Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc. Giá trị hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty Trâm Anh, theo lời bị cáo Bùi Mạnh Quốc, chỉ là hơn 49 triệu đồng. Như vậy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thất thoát gần 50 triệu đồng.

Trao đổi với báo chí vào chiều 17/5, ngay sau khi kết thúc ngày xét xử thứ ba của phiên tòa xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) cho rằng việc Công ty Thiên Sơn chuyển nhượng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty Trâm Anh đã vi phạm quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu.

Luật Đấu thầu quy định chỉ được phép chuyển nhượng tối đa 10% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, cơ quan CSĐT chỉ kiến nghị Sở KH&ĐT cấm Công ty Thiên Sơn tham gia các hoạt động thầu và cho rằng chưa đủ căn cứ khởi tố Thiên Sơn. Điều tra viên Bùi Tuấn Nghĩa đã không trả lời câu hỏi trên, sau khi HĐXX cho rằng việc trả lời thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng của ông Nghĩa. 

Luật sư tiết lộ

Luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tại phiên tòa xét xử vụ án Hoàng Công Lương. Ảnh Thời Đại

"Tôi cho rằng vấn đề này cần phải được làm rõ. Căn cứ vào đâu Cơ quan CSĐT chỉ đề nghị xem xét trách nhiệm hành chính?", luật sư Nguyễn Danh Huế nói với các phóng viên.

Ông Nguyễn Danh Huế cũng cho rằng câu trả lời của đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn tại phiên tòa là không thỏa đáng. Trong một vụ án hình sự, người đại diện theo ủy quyền có thể không nói được hết bản chất của sự việc do họ không trực tiếp tham gia. Việc ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Sơn không trực tiếp có mặt tại phiên tòa đã thể hiện thái độ trốn tránh trách nhiệm.

Với mức giá xấp xỉ 100 triệu đồng trong hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn với BVĐK tỉnh Hòa Bình, nhưng sau đó Công ty này lại thỏa thuận với Công ty Trâm Anh chỉ với mức giá chưa tới 50 triệu đồng (theo báo giá của Công ty Trâm Anh gửi cho Thiên Sơn) đã cho thấy ông Trương Quý Dương làm thất thoát số tiền gấp đôi giá trị thực của công việc.

Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho BVĐK tỉnh Hòa Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế cho rằng hành vi chuyển nhượng hợp đồng giữa Thiên Sơn và Trâm Anh là hành vi trái pháp luật.

Luật sư Nguyễn Danh Huế khẳng định: "Việc chuyển nhượng hợp đồng này là đầu mối của vấn đề, nếu không có việc chuyển nhượng này chắc chắn vụ án đã không xảy ra ở mức đặc biệt nghiêm trọng như thế này".

Từ đó, luật sư Huế đề nghị HĐXX cần phải triệu tập những người có liên quan gồm: nguyên Giám đốc bệnh viện Trương Quý Dương; ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị BVĐK tỉnh Hòa Bình; và ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Sơn. Việc này là rất quan trọng.

Đây chính là 3 cá nhân có thể giúp cởi bỏ nút thắt của vấn đề. Nếu không triệu tập được cả 3 người này, vụ án sẽ trở nên bế tắc và có thể sẽ có một bản án thiếu thuyết phục, không khách quan.

Trong một diễn biến khác liên quan đến sự cố y khoa làm 8 người chết tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, thông tin về việc ký hợp đồng giữa phía bệnh viện và công ty Thiên Sơn được tập trung làm rõ.

Theo thông tin từ báo Giao Thông, ông Đỗ Đình Vận, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh viện thực hiện việc xã hội hóa trong chạy thận từ năm 2010. Thực chất của việc xã hội hóa này là liên kết kinh doanh trong việc chạy thận.

Tại thời điểm đó, theo lời ông Vận, ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình không thông báo cho ông Vận được biết các thông tin chi tiết trong hợp đồng giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn nên ông không biết cụ thể các chi tiết trong hợp đồng.

Luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) công bố nội dung ghi trong hồ sơ, trong đó có tỷ lệ ăn chia giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn: “Thiên Sơn hưởng 90% tổng doanh thu trong tháng, bệnh viện hưởng 10% tổng Hình ảnh Tài xế taxi bị chủ xe Mercedes đánh chuyển lên Bệnh viện Việt Đức điều trị số 1 Tài xế taxi Mai Linh bị đánh chảy máu đầu. Ảnh internet

Theo Trí thức trẻ, Vnexpress, ngày 15/5, Văn phòng luật sư Hoàng Hưng cũng cử luật sư đến tư vấn thủ tục pháp lý miễn phí cho tài xế Đinh Văn Điềm. Các luật sư sẽ giúp tài xế này kiến nghị lên cơ quan chức năng điều tra xét xử vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Theo như nội dung tường trình, khoảng 17h35 ngày 10/5, trên phố Lưu Hữu Phước, anh Thái đi cùng vợ (hiện đang có bầu) trên xe Mercedes về đến nhà. Khi đang đỗ ở vệ đường để đánh xe ô tô vào gara trong nhà thì tài xế taxi Mai Linh là anh Đinh Văn Điềm (SN 1981, quê Nam Định) lái xe ngay phía sau, liên tục bấm còi inh ỏi. Do bức xúc việc tài xế Điềm liên tục bấm còi, anh Thái mở cửa xe, tiến tới cửa xe của tài xế Điềm và hai bên có lời qua tiếng lại.

Lúc này, anh Thái đứng ngay cạnh đã tiến tới đánh vào mặt anh Điềm qua cửa xe taxi. Anh Điềm nhảy sang bên ghế phụ, mở cửa xuống xe thì anh Thái nhặt gạch ở ven đường đuổi đánh khiến anh Điềm chảy máu ở vùng đầu.

Triều Tiên ra điều kiện nối lại đàm phán với Hàn Quốc

Chủ tịch Ủy ban Tái thống nhất hòa bình của Triều Tiên Ri Son Gwon cũng lên án cuộc diễn tập Thần Sấm hàng năm của Mỹ và Hàn Quốc là một cuộc diễn tập chiến tranh, Reuters dẫn thông tin từ hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA.

Cũng theo Yonhap, ông Ri Son Gwon cũng chỉ trích Hàn Quốc vì tham gia cuộc tập trận Max Thunder với Mỹ và cho phép “những kẻ vô đạo đức” lên tiếng tại Quốc hội. Mặc dù tuyên bố của ông Ri không nêu đích danh “kẻ vô đạo đức” là ai, song trước đó ông Thae Yong Ho, nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc từ năm 2016, đã tổ chức cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hội Hàn Quốc để công bố cuốn hồi ký chỉ trích Triều Tiên.

“Trong vấn đề này, chính quyền Hàn Quốc đương nhiệm đã cho thấy rõ sự kém cỏi và thiếu năng lực khi thiếu đi sự nhạy cảm cơ bản trong bối cảnh hiện nay”, ông Ri cho biết.

Triều Tiên trước đó thông báo hủy cuộc hội đàm cấp cao với Hàn Quốc dự kiến diễn ra ngày 16/5 tại làng đình chiến Panmunjeom để phản đối cuộc tập trận. Bất chấp phản ứng của Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo các hoạt động trong khuôn khổ cuộc tập trận Max Thunder 2018 vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch.

Cuộc tập trận thường niên Max Thunder kéo dài hai tuần đã bắt đầu từ ngày 11/5, với sự tham gia của 100 máy bay các loại, trong đó có 8 tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ cùng các chiến đấu cơ đa năng F-15K và F-16 Hàn Quốc.

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news