Tin mới

Bí ẩn về lăng mộ vua Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi chưa ai chạm đến được

Thứ sáu, 17/11/2017, 11:00 (GMT+7)

Các tượng binh sĩ bằng đất nung chôn cùng hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã được phát hiện năm 1974, nhưng ngôi mộ mà họ canh gác đến nay vẫn chưa được khai quật.

Các tượng binh sĩ bằng đất nung chôn cùng hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã được phát hiện năm 1974, nhưng ngôi mộ mà họ canh gác đến nay vẫn chưa được khai quật.

Tần Thủy Hoàng sinh vào năm 259 trước CN, ghi danh vào lịch sử với công lao thống nhất Trung Hoa từ 6 nước chư hầu, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc. 

Khi còn trị vì, Tần Thủy Hoàng đã tiến hành những cải cách lớn về kinh tế, chính trị cũng như tiến hành xây dựng các công trình lớn, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến là Vạn Lý Trường Thành (Bức tường dài vạn lý) kéo dài từ Sơn Hải Quan đến Tân Cương.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 7.

Vạn lý trường thành - kỳ quan của nhân loại được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng còn được biết đến với niềm đam mê gần như là ám ảnh với sự trường sinh bất tử. Ông tin rằng, thế giới bên kia là có thực, thế nên đã cho xây dựng một "Đội quân đất nung" bao gồm người và ngựa với kích thước tương đương người thật, tượng trưng cho quân đội của nhà vua. 

Từng bức tượng được nặn đắp tỉ mỉ đến mức không hề xuất hiện 2 bức tượng giống nhau nào. Thậm chí, một số người còn tin rằng, những bức tượng trên đều được mô phỏng theo người thật tại thời điểm đó.

Đối với 8.000 chiến binh đất nung, xếp hàng phía ngoài ngôi mộ, họ ở đây để bảo vệ bí mật của đế chế dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng. 

Từ lần đầu tiên được phát hiện cho đến nay, những công trình này đã luôn thu hút sự chú ý từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thế nhưng, kho báu thực sự ẩn giấu trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một điều bí ẩn trong nhiều năm tới nữa, vì ngôi mộ vẫn còn được niêm phong.
Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 8.

Tần Thủy Hoàng muốn có một đội quân bảo vệ ngay cả khi đã sang thế giới bên kia.

Những tài liệu cổ xưa để lại cho rằng, vị Hoàng đế nhà Tần này muốn xây dựng cả một bản mô phỏng lãnh thổ Trung Hoa cổ trong lăng mộ ngầm của mình. Phần bên trong của lăng mộ được trang trí với đồng và nạm mô phỏng các vì sao trên bầu trời. Ở bên trong lăng mộ, Tần Thuỷ Hoàng còn cho đặt bản mô phỏng bằng thủy ngân các dòng sông chảy trên lãnh thổ Trung Hoa. Điều này cũng đã được các nhà khoa học xác nhận sau những chuyến thám hiểm, phân tích và nghiên cứu mẫu đất trên bề mặt lăng mộ với lượng tập trung thủy ngân khá lớn.

Hiện nay, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cao khoảng 76m; thế nhưng 2.200 năm trước vào thời điểm được xây dựng thì nó có thể cao đến gần 116m. Tính từ đông sang tây, lăng mộ này rộng 345m và từ nam đến bắc thì là gần 351 m. 

“Quả đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn - chưa có ai từng chạm đến được”, NBC News dẫn lời chuyên gia khảo cổ Kristin Romey, cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét ở thành phố New York. Theo ông, một phần do người Trung Quốc kính trọng tiền nhân, nhưng lý do lớn hơn là chưa có công nghệ nào trên thế giới hiện có thể xâm nhập và khám phá nơi này. 

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 9.

Tần Thủy Hoàng bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài.

Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm nhập, Tần Thủy Hoàng ra lệnh phủ kín phần bên ngoài lăng mộ bằng đất, cây cỏ và cho chặn tất cả các lối đi đến buồng trung tâm. Cho đến giờ, chưa có cuộc khám phá nào thành công lật tẩy những kho báu bí mật được giấu kín trong công trình kiến trúc khổng lồ này.

Các nhà khảo cổ học và bảo tàng học trên toàn thế giới đồng ý rằng việc mở lăng mộ sẽ là một thảm hoạ, vì sự tiếp xúc với không khí sẽ làm hỏng nó một cách không thể sửa chữa. Trong những lần đào ban đầu để bộc lộ những chiến binh đất nung, lớp sơn mài dưới khuôn mặt được sơn và đồng phục của họ đã bị uốn cong chỉ sau 15 giây.

Hơn thế nữa, theo sử gia Sima Qian thuộc thế kỷ thứ 2 Trước Công nguyên, mà sự mô tả của ông về lăng mộ này đã chứng tỏ nó chính xác hơn các nhà sử học hiện đại đã từng nghĩ, có những con sông chứa thủy ngân bao quanh hầm mộ của hoàng đế. Nếu vậy, thì vào nơi này là nguy hiểm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đất ở đây có nồng độ thủy ngân cao bất thường, mặc dù các cố vấn của hoàng đế có thể sản xuất ra được nhiều thủy ngân đến thế hay không vẫn chỉ là phỏng đoán.

Nếu không một ai muốn đi vào, hoặc thậm chí không muốn thăm dò lăng mộ vì sợ gây ra hư hại cho kho báu chắc chắn nằm bên trong đó, thì còn có nhiều lý do để tránh xa. Theo Sima Qian, có các nỏ tự động canh giữ ở các cửa vào và lối đi. Chúng tồn tại không? Chúng bị hoen rỉ chưa, hay do mạ crom, chúng có thể vẫn bắn ra mũi tên bay chiu chíu trong bóng tối vào thân thể những người tìm mộ như Indiana Jones?.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Tần Thủy Hoàng