Tin mới

Vụ "tê liệt sân bay", BT Thăng: "Không loại trừ khả năng phá hoại"

Thứ hai, 24/11/2014, 08:41 (GMT+7)

"Không có lý do gì có tới 3 nguồn điện để phục vụ điều hành bay mà mất cả ba. Chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và không loại trừ khả năng có sự phá hoại?" là nhận định của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất trưa ngày 20/11.>>Cục Hàng không lên tiếng về sự cố tại Tân Sơn Nhất>>Mất điện, hàng ngàn khách kẹt tại sân bay Tân Sơn Nhất 

"Không có lý do gì có tới 3 nguồn điện để phục vụ điều hành bay mà mất cả ba. Chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và không loại trừ khả năng có sự phá hoại?" là nhận định của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất trưa ngày 20/11.

 

Liên quan đến sự cố mất điện làm 50 máy bay không thể hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất trưa 20/11, trả lời phỏng vấn trên báo Giao thông Vận tải Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, sự cố tại sân bay Tân Sơn Nhất vừa rồi là chưa từng có trong lịch sử hàng không và không thể chấp nhận được.

"Không có lý do gì có tới 3 nguồn điện để phục vụ điều hành bay mà mất cả ba. Chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và không loại trừ khả năng có sự phá hoại? Sự cố này là rất nghiêm trọng, cần xử lý thật nghiêm và điều tra làm rõ", Bộ trưởng cho biết.

Lật tẩy sự cố

Một góc sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Người Đô Thị

Cũng theo Bộ trưởng Thăng, tất cả những người có liên quan phải được xác định rõ trách nhiệm và phải bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

“Ở đây không chỉ là vấn đề kinh tế, uy hiếp trực tiếp đến an ninh hàng không mà còn ảnh hưởng đến cả hình ảnh, thương hiệu của đất nước. Vì vậy, vụ việc này cần phải xử lý nghiêm”, Bộ trưởng Thăng nói thêm.

Cũng nói về vụ việc này, trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong, TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI cho rằng đây là một sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng, hy hữu, không phải là sự cố kỹ thuật.

“Cung cấp điện cho trung tâm điều khiển không lưu trên thực tế không phải ba mà có tới bốn nguồn, gồm nguồn chính, nguồn dự phòng từ lưới điện quốc gia, động cơ điện và bộ lưu điện UPS. Trung tâm kiểm soát không lưu là đối tượng được ngành điện xếp vào diện hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai đường dây, hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia. Nguồn thứ nhất bị sự cố, gián đoạn việc cung cấp điện thì nguồn thứ hai lập tức hoạt động. Việc chuyển đổi giữa hai nguồn nói trên hoàn toàn tự động. Cái này có trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý trung tâm kiểm soát không lưu và ngành điện, nếu không có, ngành điện sẽ bị phạt rất nặng”, ông Phúc phân tích.

Cũng theo TS Phúc, giả sử cả hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới đều mất thì nguồn cung cấp thứ ba là động cơ diezen và nguồn thứ tư là thống tích điện UPS sẽ lập tức hoạt động, đảm bảo việc cung cấp điện cho trung tâm kiểm soát không lưu.

“Nếu đã sử dụng đến UPS cũng có nghĩa là cả ba nguồn kia đã bị hỏng. Nếu tính cả USP thì cả bốn nguồn cung cấp điện đều gặp sự cố. Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự cố mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn một giờ”, ông Phúc khẳng định.

Liên quan đến sự cố đến sự cố hơn 50 chuyến bay bị ảnh hưởng do mất điện ở Tân Sơn Nhất ngày 20/11, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam vừa ra quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với 3 cán bộ liên quan gồm: ông Trần Công, Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật Công ty Quản lý bay miền Nam; ông Lê Văn Tính, Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (thuộc Công ty Quản lý bay miền Nam) và Phó trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật Nguyễn Quốc Phú. 

Trưa 20/11, nhiều chuyến bay từ quốc tế và trong nước đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) không thể hạ cánh vì thiếu thông tin dẫn đường tiếp cận vùng trời. Tất cả chuyến bay phải bay vòng hạ cánh tại sân bay khác hoặc quay đầu cho đến khi có thông báo tiếp theo. Các máy bay chuẩn bị khởi hành tại Tân Sơn Nhất cũng bị lùi thời điểm cất cánh. Sự cố kéo dài suốt một giờ 35 phút, đến gần 13h cùng ngày, hệ thống kỹ thuật điều hành bay mới được khôi phục.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, hệ thống điều hành bay bị gián đoạn vì hư hỏng hệ thống cấp điện. Bình thường nguồn điện cấp vào mạng lưới điều hành đều thông qua 3 hệ thống lưu điện UPS. Khi mất một hệ thống thì hai nguồn khác sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, trưa 20/11, một hệ thống lưu điện UPS bị hỏng, sau đó đã ảnh hưởng cả 3 hệ thống khiến mạng lưới điều hành không lưu tê liệt hoàn toàn. Cục Hàng không đang điều tra nguyên nhân cụ thể.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news