Tin mới

Ảnh hưởng bão Tembin, miền Tây bắt đầu có mưa và gió mạnh

Thứ hai, 25/12/2017, 10:32 (GMT+7)

Sáng sớm ngày 25/12, các ngành chức năng và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu tất bật ứng phó với bão Tembin.

Sáng sớm ngày 25/12, các ngành chức năng và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu tất bật ứng phó với bão Tembin. 

Người lao động Dân Trí cho hay khoảng 9h sáng ngày 25/12, trên địa bàn TP. Cần Thơ,  Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu, trời bắt đầu u ám, mưa và gió mạnh xuất hiện. Tại cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng), mưa lớn và gió rất mạnh. Các phương tiện tàu, thuyền di dời khẩn cấp vào nơi trú bão an toàn.

Người dân ở Trần Đề chằng chéo nhà cửa để ứng phó với bão. Ảnh: Người lao động

Sáng cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đã cử lực lượng xuống các địa phương ven biển để giúp dân phòng chống bão Tembin. Cuộc họp HĐND của tỉnh hôm nay cũng đã tạm hoãn để tập trung cho công tác ứng phó với bão Tembin. 

Các tàu thuyền được đưa vào nơi neo đậu an toàn. Ảnh: Người lao động

Tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã xuất hiện mây đen và gió  giật mạnh. 

Đại diện Đồn Biên phòng Dương Đông, hiện cơ bản đã kêu gọi hết tàu thuyền vào nơi tránh trú bão tại sông Dương Đông và khu vực cảng hành khách, trong đó có rất nhiều tàu của các tỉnh vào neo đậu.

Huyện Phú Quốc cũng đã chỉ đạo Ban quản lý Công trình công cộn đi chằng chéo các biển quảng cáo tại tuyến đường trung tâm của huyện. 

Cũng trong sáng ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão Tembin tại cảng Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), sau đó đi kiểm tra việc di dời dân ở 2 huyện An Biên và An Minh.

Trong ngày hôm nay, toàn tỉnh Hậu Giang sẽ sơ tán tại chỗ khoảng 880.000 người. Tại cuộc họp khẩn sáng nay, ông Lữ Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phải trực tiếp xuống địa bàn để cùng địa phương nhắc nhở, thực hiện di dời dân, tuyệt đối không được tập trung đông người và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Từ sáng đến tối nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo ứng phó bão Tembin. Theo đó, Phó Thủ tướng sẽ có mặt tại cửa biển Trần Đề, Nhà Mát (Bạc Liêu) và Trần Văn Thời (Cà Mau).

Trong một diễn biến khác trên Vnexpress, sáng ngày 25/12, Trung tá  Vũ Duy Lương, Chính trị viên giàn DK1/16 (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, từ 22h ngày 24/12, sóng gió trên biển thổi mạnh. Các chiến sĩ trên giàn hồi hộp khi gió bão tăng cấp từng giờ. 

"Lúc bão đi qua, giàn chúng tôi cách tâm chừng 20 - 25 hải lý. Đến 2h30 sáng nay, bão Tembin đã qua giàn hoàn toàn", trung tá Lương cho hay.

Theo Trung tá Lương, bão lướt qua, gió mạnh liên tục đổi 3 hướng, ước chừng sóng biển dâng cao hơn 10m và cảm nhận giàn có rung lắc nhưng không đáng kể. 

Bão Tembin đã gây ra một số thiệt hại nhưng không lớn. Cán bộ chiến sĩ trên giàn đang tiến hành khắc phục.

"Đêm qua, tất các chiến sĩ trên giàn hầu như không chợp mắt để sẵn sàng chống bão, không ai có ý nghĩ về giáng sinh", trung tá Lương chia sẻ.

Trung tá Lương nói rằng bão đã qua, những người lính trên giàn DK1/16 cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Hơn hết là sự vững chãi, hiên ngang của nhà giàn trước sóng to, gió lớn và cũng rút được nhiều kinh nghiệm cho những công việc tiếp theo. 

Còn thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 cho biết, 20h hôm qua, sóng đánh vào chân nhà giàn DK1 dữ dội. Gió rít liên hồi. Khoảng 3-5h sáng nay, ở nhà giàn cột sóng cao gần 15 m, có khi đánh vọt qua 30 m khiến nước văng vào trong, ướt sũng. 

Theo thượng tá Dĩnh, đánh giá bão lớn, từ những hôm trước đơn vị đã chằng chống nhà giàn. Đồng thời, những trang thiết bị, vật dụng được gói ghém, kê lên cao. Ngoài ra, chiến sĩ trên nhà giàn cũ đã được chuyển sang nhà giàn mới, cách đấy 50 m, nên mọi người an toàn. 

"Nhà giàn rung lắc mạnh nhưng các chiến sĩ chuẩn bị kỹ nên tâm lý khá ổn", thượng tá Dĩnh nói và cho biết, đêm qua mọi người gồng mình chống bão và luôn dõi mắt sang nhà giàn cũ để theo sát diễn biến. 

Thượng tá Dĩnh cho rằng, đây là cơn bão khốc liệt nhất trong lịch sử, kể từ khi nhà giàn thành lập năm 1989 đến nay. "May mà có nhà mới che chắn, không thì toàn bộ hệ thống nhà giàn cũ đã bị nhổ sạch. Cán bộ chiến sĩ an toàn tuyệt đối giờ lại lo cho đất liền", thượng tá Dĩnh cho biết.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Nóng: Ảnh hưởng bão Tembin, miền Tây bắt đầu có mưa và gió mạnh
Sáng sớm ngày 25/12, các ngành chức năng và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu tất bật ứng phó với bão Tembin. 
 
Người lao động cho hay khoảng 9h sáng ngày 25/12, trên địa bàn TP. Cần Thơ,  Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu, trời bắt đầu u ám, mưa và gió mạnh xuất hiện. Tại cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng), mưa lớn và gió rất mạnh. Các phương tiện tàu, thuyền di dời khẩn cấp vào nơi trú bão an toàn.
 
Sáng cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đã cử lực lượng xuống các địa phương ven biển để giúp dân phòng chống bão Tembin. Cuộc họp HĐND của tỉnh hôm nay cũng đã tạm hoãn để tập trung cho công tác ứng phó với bão Tembin. 
 
Tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã xuất hiện mây đen và gió  giật mạnh. 
 
Đại diện Đồn Biên phòng Dương Đông, hiện cơ bản đã kêu gọi hết tàu thuyền vào nơi tránh trú bão tại sông Dương Đông và khu vực cảng hành khách, trong đó có rất nhiều tàu của các tỉnh vào neo đậu.
 
Huyện Phú Quốc cũng đã chỉ đạo Ban quản lý Công trình công cộn đi chằng chéo các biển quảng cáo tại tuyến đường trung tâm của huyện. 
 
Cũng trong sáng ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão Tembin tại cảng Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), sau đó đi kiểm tra việc di dời dân ở 2 huyện An Biên và An Minh.
 
Trong ngày hôm nay, toàn tỉnh Hậu Giang sẽ sơ tán tại chỗ khoảng 880.000 người. Tại cuộc họp khẩn sáng nay, ông Lữ Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phải trực tiếp xuống địa bàn để cùng địa phương nhắc nhở, thực hiện di dời dân, tuyệt đối không được tập trung đông người và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
 
Từ sáng đến tối nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo ứng phó bão Tembin. Theo đó, Phó Thủ tướng sẽ có mặt tại cửa biển Trần Đề, Nhà Mát (Bạc Liêu) và Trần Văn Thời (Cà Mau).
 
Trong một diễn biến khác trên Vnexpress, sáng ngày 25/12, Trung tá  Vũ Duy Lương, Chính trị viên giàn DK1/16 (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, từ 22h ngày 24/12, sóng gió trên biển thổi mạnh. Các chiến sĩ trên giàn hồi hộp khi gió bão tăng cấp từng giờ. 
 
"Lúc bão đi qua, giàn chúng tôi cách tâm chừng 20 - 25 hải lý. Đến 2h30 sáng nay, bão Tembin đã qua giàn hoàn toàn", trung tá Lương cho hay.
 
Theo Trung tá Lương, bão lướt qua, gió mạnh liên tục đổi 3 hướng, ước chừng sóng biển dâng cao hơn 10m và cảm nhận giàn có rung lắc nhưng không đáng kể. 
 
Bão Tembin đã gây ra một số thiệt hại nhưng không lớn. Cán bộ chiến sĩ trên giàn đang tiến hành khắc phục.
 
"Đêm qua, tất các chiến sĩ trên giàn hầu như không chợp mắt để sẵn sàng chống bão, không ai có ý nghĩ về giáng sinh", trung tá Lương chia sẻ.
 
Trung tá Lương nói rằng bão đã qua, những người lính trên giàn DK1/16 cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Hơn hết là sự vững chãi, hiên ngang của nhà giàn trước sóng to, gió lớn và cũng rút được nhiều kinh nghiệm cho những công việc tiếp theo. 
 
Còn thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 cho biết, 20h hôm qua, sóng đánh vào chân nhà giàn DK1 dữ dội. Gió rít liên hồi. Khoảng 3-5h sáng nay, ở nhà giàn cột sóng cao gần 15 m, có khi đánh vọt qua 30 m khiến nước văng vào trong, ướt sũng. 
 
Theo thượng tá Dĩnh, đánh giá bão lớn, từ những hôm trước đơn vị đã chằng chống nhà giàn. Đồng thời, những trang thiết bị, vật dụng được gói ghém, kê lên cao. Ngoài ra, chiến sĩ trên nhà giàn cũ đã được chuyển sang nhà giàn mới, cách đấy 50 m, nên mọi người an toàn. 
 
"Nhà giàn rung lắc mạnh nhưng các chiến sĩ chuẩn bị kỹ nên tâm lý khá ổn", thượng tá Dĩnh nói và cho biết, đêm qua mọi người gồng mình chống bão và luôn dõi mắt sang nhà giàn cũ để theo sát diễn biến. 
 
Thượng tá Dĩnh cho rằng, đây là cơn bão khốc liệt nhất trong lịch sử, kể từ khi nhà giàn thành lập năm 1989 đến nay. "May mà có nhà mới che chắn, không thì toàn bộ hệ thống nhà giàn cũ đã bị nhổ sạch. Cán bộ chiến sĩ an toàn tuyệt đối giờ lại lo cho đất liền", thượng tá Dĩnh cho biết.
 
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news