Tin mới

Tin bão số 10 mới nhất: Quảng Bình mất điện diện rộng

Thứ sáu, 15/09/2017, 14:29 (GMT+7)

Sau khi hoành hành, càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão Doksuri đang nằm sát biên giới Việt Lào với sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90km/h).

Sau khi hoành hành, càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão Doksuri đang nằm sát biên giới Việt Lào với sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90km/h).

Vietnamnet, VnexpressDân Trí cho hay, ông Phạm Văn Đức, cán bộ Cảng vụ Hà Tĩnh đang có mặt tại Trung tâm điều hành Cảng vụ Sơn Dương cho biết qua kiểm tra thiết bị đo gió của công ty Formosa, hiện vùng biển Sơn Dương gió đã giật tới cấp 12, dao động khoảng 25-30m/s. Đặc biệt có những thời điểm lên tới 40m/s, tương đương sức gió cấp 14.

Ông Lê Thanh Hải - PGĐ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin khoảng 10h30 phút sáng cùng ngày, vùng trung tâm bão số 10 đã vào khu vực phía Nam của Đèo Ngang, đoạn qua Vũng Chùa (Quảng Bình).

- Khoảng 10h, Hà Tĩnh - Quảng Bình mưa rất to.

- 11h, tâm bão vào đất liền, trời tạm thời lặng gió.

- 11h40, gió bão mạnh trở lại và đổi chiều.

- 13h, bão giảm còn cấp 10-11.

- 14h, bão tiến sát biên giới Việt Lào, giảm còn cấp 8-9.

- Hà Tĩnh: 1 người chết.

-  Quảng Bình: 1 người chết, 6 người bị thương

- Thanh Hóa: 10 thuyền viên vẫn mất liên lạc trên biển. 

- Hơn 30 chuyến bay bị hủy, đường sắt dừng tàu.

16h:

Hà Tĩnh, Quảng Bình vẫn mưa nặng hạt, gió lớn, Khu vực đê đồng muối Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị vỡ với chiều dài khoảng 8m khiến nước từ biển Cửa Sót ồ ạt tràn vào lòng sông. Rất đông người dân hiếu kỳ đến khu vực đê bị vỡ để xem bất chấp gió rất mạnh.

15h20:

Khu vực đê đồng muối Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị vỡ với chiều dài khoảng 8m khiến nước từ biển Cửa Sót ồ ạt tràn vào lòng sông. Rất đông người dân hiếu kỳ đến khu vực đê bị vỡ để xem bất chấp gió rất mạnh.

UBND Hà Tĩnh thông tin mưa bão đã làm tốc mái 169 ngôi nhà và làm ngập gần 3.000 nhà dân. Có nhiều nơi ngập 60-70 cm và tiếp tục dâng cao do ảnh hưởng của bão. Tại thị xã Kỳ Anh, rất nhiều nhà dân, trường học và các công trình công cộng đã bị tốc mái và rất nhiều cột điện, cây cối bị đổ gãy hiện nay chưa thống kê được. Đường giao thông ở các xã Kỳ Trinh, Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Hưng bị ngập khoảng 30 cm. UBND thị xã Kỳ Anh các phòng làm việc, mái hiên, nhà tập thể bị tốc mái. Cột truyền hình, cột sóng Viettel thị xã Kỳ Anh đổ gãy.

Tại Quảng Bình, tính đến 14h ngày 15/9, theo thống kê của các cơ quan chức năng, do ảnh hưởng của bão số 10, toàn tỉnh đã có 49.155 ngôi nhà bị tốc mái; 7 người chết và bị thương... ước tính thiệt hại ban đầu gần 1.800 tỷ đồng...

Tại khu vực Bắc Quảng Bình vẫn chưa ngớt mưa, một số xã bị chia cắt cục bộ do cây cối và cột điện bị ngã đổ. Tại Quảng Trạch, 100% trường học, trạm y tế và 70-80% nhà dân của huyện bị tốc mái. Thiệt hại nặng nhất là ba xã Cảnh Dương, Quảng Đông và Quảng Phú. Trong khi đó, tại các huyện thị phía nam tâm bão như Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, gió đã giảm, chỉ còn mưa nhỏ. Tại âu tàu Bắc Trạch (Bố Trạch), có 5-6 tàu cá bị chìm.

14h15: Tâm bão sát biên giới Việt Lào

Sau khi hoành hành càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão Doksuri đang nằm sát biên giới Việt Lào với sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90km/h).

14h:

Tại hai xã Quảng Phú và Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có 4 thai phụ trở dạ, trong đó một người vỡ ối dangd dược cấp cứu tại BVĐK bắc Quảng Bình, một người đang chờ sinh và hai người đã sinh.

Quảng Bình: 1 người chết, 6 người bị thương. 

Thanh Hóa: 10 thuyền viên vẫn mất liên lạc trên biển. 

Từ ngày 13/9 đến nay, 10 thuyền viên trên tàu cá TH 9366 TS thuộc xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn bị mất liên lạc trên biển.

Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, ông Nguyễn Văn Ngữ cho hay, sau khi nhận được tin báo từ phía gia đình, chính quyền địa phương đã nhiều lần liên lạc với các thuyền viên trên tàu nhưng không được.

13h45:

Người dân gia cố đê biển tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ảnh: Vnexpress

Trên quốc lộ đoạn đi qua TX. Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, những tấm tôn bay tung tóe giữa đường. Một số ngôi trường và trung tâm hành chính trống hoác vì bay mất mái. Một số thùng container bị gió thổi văng khỏi bệ đỡ.

Tính đến thời điểm hiện tại, tại Quảng Bình đã có 1 người chết, 6 người bị thương, 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 49.155 ngôi nhà bị tốc mái, 1.500 nhà bị ngập.

13h20: Một số tuyến đê Nghệ An bị hư hỏng

Tại Nghệ An hiện đang có mưa to kèm gió giật. Một số đoạn đê xung yếu tại xã Quỳnh thọ (Quỳnh Lưu) bị sóng đánh hư hỏng có nguy cơ bị vỡ. Chính quyền cùng người dân đang tập trung gia cố.

13h: 

Tâm bão vẫn trên tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình với sức gió giảm còn cấp 10-11 (tối đa 115 km/h), giật cấp 13-14. Trong 3 giờ tới, bãovẫn giữ hướng tây tây bắc với tốc độ 20-25 km/h.Ảnh hưởng của bão, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió cấp 10, giật cấp 13, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 15.

12h30:

Một nửa số hồ đập Nghệ An đã đầyNằm rìa tâm bão nhưng tại Nghệ An liên tục có mưa to. Sóng biển cao 4,5m và tràn vào tuyến đường ven biển TX. Cửa Lò. Toàn tỉnh có 600 đập thì một nửa số đó đã đầy.

12h: Bão sẽ tan chậm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, tâm bão ở Hà Tĩnh - Quảng Bình, sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (tối đa 133 km/h), giật cấp 14-15. Trong 3 giờ tới, bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 20-25 km/h.

Có mặt tại khu kinh tế Vũng Áng, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão đổ bộ Hà Tĩnh thay đổi xu hướng gió liên tục, ban đầu từ biển đổ vào nhưng hiện tại quật từ đất liền ra biển. Với tình trạng này, bão sẽ tan chậm.

Trước đó vài giờ, người dân xã Thuận Thành, huyện Nghi Xuân phát hiện anh Trần Văn Lập (30 tuổi) tử vong tại một nhà hàng ở khu du lịch. Kiểm tra hiện trường, nhà chức trách nhận định có thể trong quá trình chống bão cho nhà hàng, anh Lập bị gió thổi, ngã trượt chân gây tử vong.

11h50:

Tại Hà Tĩnh, Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng đã yêu cầu UBQG ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn sãn sàng huy động lực lượng để kịp thời ứng cứu, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Tại Quảng Bình, gió đảo chiều liên tục, mưa nặng hạt và bị gió cuốn tung khiến tầm nhìn bị hạn chế. 

Tổng công ty Đường sắt đã dừng một số đoàn tàu để tránh đi vào vùng tâm bão. Cụ thể dừng 2 tàu khách SE3 tại ga Mỹ Đức, tàu SE6 tại ga Đông Hà và 5 tàu hàng trên chặng Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Dự kiến, chiều nay đường sắt tiếp tục dừng tàu SE7, SE5 tại ga Vinh, tàu SE10 tại ga Huế, tàu SE2, tàu SE4 tại ga Đà Nẵng.

11h30:

Tại Huế ghi nhận có 7 nhà dân ở P. An Đông bị tốc mái. Huyện Phong Điền mưa xối xả và gió lớn, giật từng hồi.

11h10: 

Quảng Bình đón tâm bão Doksuki đầu tiên. Tại xã Quảng Phú, sát đèo Ngang, trời hứng sáng, mưa bớt xối xả, gió cũng giảm còn khoảng cấp 9-10.

Phó GĐ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải giải thích, khi tâm bão đi qua, các hiện tượng mưa gió sẽ giảm khiến nhiều người lầm tưởng bão tan. Thực tế, khi tâm bão đi qua, mưa và gió sẽ mạnh hơn, có thể nguy hiểm hơn lúc trước.

11h: Hà Tĩnh mất điện, liên lạc bị đứt quãng

Tại đồn biên phòng khu kinh tế Vũng Áng, quật đổ nhiều cây cối và làm tốc nhiều mái nhà khu tập thể của công ty Lilama. 

Bão số 10 đang gây gió mạnh cấp 10 -11 và giất tới cấp 13 ở đất liền và ven biển Hà Tĩnh.  Cổng chào TP. Đồng Hới và nhiều cây xanh đã bị quật đổ, hàng trăm nhà dân tại Huế đã bị tốc mái.

Tại Thừa Thiên Huế, một số vùng thuộc xã Hương Phong, TX. Hương Trà đoạn cầu Ca Cút đã bị ngập. 

Quốc lộ 49 đoạn từ xã Phú Thanh huyện Phú Vang đi cầu Ca Cút, nước đã ngấp nghé tràn bờ. Một số người dân ven quốc lộ vẫn bất chấp nguy hiểm cơn bão gần vào đi đánh cá.

10h50:

Cổng chào trước cầu Nhật Lệ và ngã tư bưu điện thành phố Đồng Hới bị gió bão kéo sập. Ảnh: Vnexpress

Hàng loạt các huyện thị ở Quảng Bình mất điện. Nhiều cột điện, viễn thông bị đổ khiến cho việc liên lạc đến vùng tâm bão rất khó khăn.

Để phòng tránh nguy hiểm, Phòng CSGT tỉnh Quảng Bình đã cứ người chốt chặn phía nam Quảng Bình, hướng dẫn các phương tiên dừng đậu, đỗ tránh tâm bão.

Tại Thừa Thiên - Huế đã có 500 nhà tốc mái. 

Hướng di chuyển của bão: tây tây bắc, tốc độ 20-25 km/h. Trưa đến chiều 15/9, vùng tâm bão đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị, gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.

10h35:

Tại Hà Tĩnh, nhiều cây cối bị bão quần nát, gãy đỗ ở nhiều nơi. Tuyến đường đi lại gặp nhiều khó khăn do mái tôn, cây cối bị đánh bay, đổ chắn ngang đường.

Nhiều cây cối bị bão quật đổ ngang đường. Ảnh: Dân Trí

10h30:

Tại huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Bí thư kiêm Chủ tịch cho biết hiện địa bàn có mưa, gió đạt cấp 7. Do có gió lớn nên nhiều nhà dân bị tốc mái, người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.

10h20: 

Rìa bão cập bờ lúc 10h nhưng khoảng 1 tiếng sau tâm bão sẽ vào đất liền. Dự báo khu vực nam đèo Ngang thuộc địa phận Quảng Bình sẽ là điểm đầu tiên đón tâm bão Doksuri. Do bão mạnh cấp 11-12 nên bán kính gió mạnh phủ khắp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. 

 
10h:

Đồn biên phòng Roòn, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đã ghi nhận gió mạnh cấp 11-12.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, vào lúc 10h tâm bão ngay trên bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh - Quảng Bình với sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (tối đa 130km/h) giật cấp 14-15.

Tại Kỳ Anh có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; đảo Cồn cỏ mạnh cấp 11, giật cấp 14; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) cấp 9, giật cấp 12. Tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình) có gió giật cấp 12.

9h50: 

Tại cảng Vũng Án (Kỳ Lợi, Hà Tĩnh) trời mưa xối xả, gió to khiến cây cối đổ nghiêng ngả, xe đi đường di chuyển với tốc độ chậm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường có mặt tại đồn công an Vũng Án và đang chỉ đạo tập trung lực lượng giúp người dân nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

9h45: 

Nhiều ngôi nhà bị thổi tung mái. Ảnh: Vietnamnet

Nhiều ngôi nhà tại thôn Hải Phòng (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) có gió giật rất mạnh, sóng biển lớn, nhiều ngôi nhà bị thổi tung mái.

9h40: 

Quảng Bình mất điện, nhiều cây đổ rậpNằm trong vùng tâm bão đi xa, các huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Bình đang có gió mạnh cấp 11. Mưa xối xả, gió to và tầm nhìn hạn chế. Nhiều nhà dân, biển quảng cáo và cây cối ngã đổ.

9h30:

Phó GĐ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Lê Thanh Hải cho biết, bão đang đi vào vùng giáp ranh giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình với sức gió tại Kỳ Anh khoảng cấp 10, giật cấp 11.

Nằm trên đường di chuyển của bão, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11-12. "Toàn bộ người dân huyện đảo đã được xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn", ông Hải thông tin. 

Sóng đánh dữ dội tại vùng biển Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: Vietnamnet

8h50: 

Phó chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), ông Trương Khắc Trường cho biết trên đảo đang có gió giật tới cấp 14, mưa rất to, không thể ra ngoài được.  Hiện cây cối đang đổ khắp nơi, nhiều nhà bị tốc mái, trong khi nhà dân trên đảo chủ yếu là nhà cấp 4.

Cũng theo ông Trường, từ 17h chiều qua, toàn huyện đã có lệnh di dân. Hiện Toàn bộ 31 người trên đảo gồm các cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang trú ẩn an toàn tại hầm địa đạo và các nhà kiên cố.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news