Tin mới

Hôm nay, chính thức tắt sóng truyền hình analog tại Hà Nội và TP HCM

Thứ hai, 15/08/2016, 16:43 (GMT+7)

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 0h ngày 15/8, 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Bình Dương sẽ ngừng phát sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog mặt đất.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 0h ngày 15/8, 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Bình Dương sẽ ngừng phát sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog mặt đất.

[mecloud]lGRJ18NN7j[/mecloud]

Theo đó, lộ trình số hóa truyền hình ở Việt Nam đã chính thức hoàn thành giai đoạn một. Bắt đầu từ hôm nay 15/8, Đề án số hóa truyền hình Việt Nam từ nay đến năm 2020 đã bắt đầu bước sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2 sẽ ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất ở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng trước ngày 31/12/2016.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi tin nhắn về việc ngừng phát sóng đến các thuê bao viễn thông thông qua tổng đài tổng đài tin nhắn.

Nếu thiết bị TV chưa tích hợp sẵn bộ giải mãi DVB-T2, người dân cần mua sắm thêm thiết bị đầu thu DVB-T2.

Trước đó, từ 0h ngày 15/6/2016, tại Hà Nội đã ngắt sóng các kênh VTV6, H2, VTC9; tại TP HCM ngừng phát truyền hình analog với VTV6, VTV9, VTC9, HTV7; các kênh VTV6, VTV Cần Thơ 1, 2, VTC9 tại Cần Thơ.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ phối hợp với các Đài VTV, VTC, các đài PTTH địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về số hóa, nhất là tuyên truyền trên các kênh analog để người dân chủ động chuyển đổi. Ảnh: VNN

Đối với các hộ gia đình đang xem truyền hình quảng bá, thu bằng ăng-ten sẽ chịu ảnh hưởng khi ngừng phát sóng toàn bộ các kênh truyền hình tương tự mặt đất. Để tiếp tục sử dụng, người dùng trong khu vực này cần chuyển sang thu truyền hình kỹ thuật số bằng TV có tích hợp bộ giải mã DVB-T2 hoặc dùng đầu kỹ thuật số DVB-T2 kết nối đến TV đời cũ.

Việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số mặt đất sẽ không ảnh hưởng tới các hộ gia đình đang sử dụng truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet. Hơn nữa, TV 32 inch trở lên từ sau ngày 1/4/2014 đều đã tích hợp sẵn bộ thu DVB-T2 nên không cần mua đầu thu ngoài.

Ước tính đến 15/8, tỷ lệ hộ gia đình chỉ thu, xem được truyền hình analog ở Hà Nội là 4,08%, Hải Phòng 2,42%, TP HCM 2% và Cần Thơ là 3,62%. Như vậy, việc tắt sóng truyền hình số mặt đất để chuyển sang truyền hình số sẽ không gây xáo trộn quá nhiều cho người dùng ở đây.

Số hóa truyền hình là quá trình chuyển từ truyền hình tín hiệu tương tự sang truyền hình kỹ thuật số. Với Công nghệ mới, chất lượng hình ảnh và âm thanh được phát đi sẽ tốt hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Số hóa truyền hình mặt đất được đánh giá là xu thế tất yếu, nhiều nước trên thế giới đã coi đây là con đường bất khả kháng. Việc số hóa sẽ mang lại cho người dân những chương trình chất lượng cao hơn.

Trước đó, để đảm bảo việc tắt sóng diễn ra thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho người dân, cũng như để có thời gian hỗ trợ đầu thu cho tất cả các hộ gia đình trong diện nghèo, cận nghèo của Trung ương trên địa bàn, Ban chỉ đạo Đề án số hóa đã áp dụng phương thức "tắt sóng mềm", ngừng phát sóng 7 kênh chương trình tại Hà Nội, Cần Thơ và TP.HCM từ ngày 15/6, trước khi ngắt toàn bộ các kênh analog vào 15/8.

Theo quy định, việc ngừng phát sóng analog tại một tỉnh, thành phố sẽ chỉ thực hiện khi khoảng 95% số hộ gia đình tại tỉnh, thành phố đó có máy thu hình thu được các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu bằng cách phương thức khác nhau như truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet. Hiện tại, số hộ gia đình chỉ thu xem được analog tại 4 thành phố trực thuộc Trung ương đã thấp hơn 5%, vì vậy đã hội đủ điều kiện để thực hiện việc tắt sóng analog.

Tại phiên họp lần thứ 11 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu đặt ra cho các đơn vị và địa phương liên quan khi tắt sóng analog. "Phải đặt lợi ích người dân lên trên hết. Việc tắt sóng không được để ảnh hưởng đến người dân, nếu có ảnh hưởng thì phải ở mức thấp nhất, phải giảm thiểu tối đa tác động", ông Tuấn nói.

Được biết, ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, theo đó: Đến năm 2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news