Tin mới

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may

Thứ hai, 23/02/2015, 08:06 (GMT+7)

Để có được may mắn “theo quan niệm” nhiều người đã chen lấn để được xoa vào chân tượng đồng "quý" tại đền Quán Thánh.

Để có được may mắn “theo quan niệm” nhiều người đã chen lấn để được xoa vào chân tượng đồng "quý" tại đền Quán Thánh.

Đền Quán Thánh được biết đến là một trong “Tứ Trấn” của đất Thăng Long xưa, bởi thế mà những ngày đầu xuân năm mới, đền được đông đảo nhân dân Thủ đô lẫn du khách thập phương đến thăm quan, thắp hương cầu tự.

Ghi nhận của PV, vào sáng ngày 22/2 (tức mùng 4 Tết) cho thấy, Lượng khách đông đảo khiến không khí tại đây luôn náo nhiệt.

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 1

Chen nhau xoa vào chân tượng tại "đền Quán Thánh".

 

Năm nay, Lực lượng an ninh được tăng cường bảo vệ. Kèm theo đó, các bãi gửi xe của quận và đoàn thanh niên được lập nên thu với giá vé đúng qui định xe máy là 3 ngàn đồng/ lượt, xe đạp là 2 ngàn đồng/ lượt, giá gửi ô tô tại các bãi gửi xe này cũng được đảm bảo qua đó hạn chế phần nào việc chặt chém người dân.

Tuy nhiên, còn rất nhiều hình ảnh phản cảm diễn ra tại khu vực đền như việc: Mượn danh bán hàng để lén lút đổi tiền lẻ, bán hàng mã, bán vé số ngay trước cổng và bên trong khu vực đền…, một số bãi gửi xe do người dân lập ra vẫn ngang nhiên chạy ra đường chèo kéo khách gửi với giá cắt cổ từ 10 ngàn đồng -20 ngàn đồng/xe máy.

Đặc biệt, nhiều người dân lẫn du khách không ngần ngại chen nhau lấy tai, lấy tiền xoa, quệt vào chân tượng phật (để lấy may theo giải thích của nhiều người) mặc dù nội qui của đền đã nghiêm cấm.

Theo một số người cho biết, khi xoa vào chân tượng thì thánh thần sẽ phụ hộ cho sức khỏe, Bình An và tiền của….

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 2

Lấy tiền xoa vào chân tượng.


Theo tìm hiểu, Bức tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.

Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.

Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 3

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc từ năm 1677.

 

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 4

Đua nhau xoa chân tượng phật.


Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 5

Bán vé số công khai trong cổng đền mà không bị xử lý.

 

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 6

Bán vàng mã trong khuôn viên đền.

 

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 7

Nội qui nhà đền đang bị làm ngơ.


Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 8

Cảnh mua bán vàng mã nhốn nháo trên vỉa hè trước cổng đền.


Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 9

Bãi gửi xe của đoàn thanh niên.

 

Hà Nội: Chen nhau sờ chân tượng phật quý lấy may - Ảnh 10

Điểm gửi xe đúng giá giúp giảm thiểu tình trạng chặt chém khách.


Trong quá trình tìm hiểu viết bài PV Báo Đời Sống Pháp Luật phát hiện một cách đổi tiền lẻ tài tình tại các khu vực đền, chùa giữa những người bán hàng mã, vé số tại cửa đền, chùa và người dân mà không hề bị các lực lượng chức năng xử phạt: Theo đó, việc đổi tiền lẻ không được công khai, không có biển giao...

Mà chỉ được thực hiện khi người dân và du khách có yêu cầu, theo đó họ sẽ thỏa thuận mua một lượng ít hàng với giá cao chót vót hơn bình thường, đổi lại nhận được cả một "kho" tiền lẻ để đi vào lễ chùa.

Theo Nhất Nam/Đời sống & Pháp luật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news