Tin mới

Luật sư của bác sĩ Lương: “Không phải thấy sai rồi thì trả lại hồ sơ”

Thứ tư, 30/05/2018, 10:08 (GMT+7)

"Theo quy định, thì trong quá trình thẩm vấn xét hỏi, tranh tụng… nếu không thấy có tội thì phải rút quyết định truy tố, chứ không phải thích thì truy tố, không thích thì rút hồ sơ về", luật sư Hoàng Ngọc Biên phản đối việc Viện kiểm sát đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

"Theo quy định, thì trong quá trình thẩm vấn xét hỏi, tranh tụng… nếu không thấy có tội thì phải rút quyết định truy tố, chứ không phải thích thì truy tố, không thích thì rút hồ sơ về", luật sư Hoàng Ngọc Biên phản đối việc Viện kiểm sát đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sáng 30/5, TAND TP Hòa Bình tiếp tục mở phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận khiên 9 người tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Trước đó, phiên xét xử chiều 29/5, Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX xem xét việc trả hồ sơ vụ án để làm rõ sự thật khách quan.

Đối đáp với VKS sáng nay (30/5), luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã phản đối việc Viện kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo luật sư Biên, không có căn cứ để VKS đề nghị trả hồ sơ vì khi xem xét về trách nhiệm thì Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (CQĐT) và điều tra viên (ĐTV) phải chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn điều tra.

Với trách nhiệm của Cơ quan truy tố thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm. Đối với Tòa án khi xét xử công khai, trách nhiệm thuộc HĐXX và nghị án theo đa số, không có trách nhiệm của Chánh án.

Nên trong phạm vi trách nhiệm này không có căn cứ để trả hồ sơ. Theo khoản 1 Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong quá trình thẩm vấn, xét hỏi và luận tội, nếu VKS thấy không có đủ căn cứ thì phải rút Quyết định truy tố và đề nghị tuyên bố vô tội.

"Tôi muốn đối đáp lại 5 vấn đề mà VKS đã giải quyết trước, VKS cho rằng BS Lương không bị mớm cung dụ cung là không có căn cứ. Việc mớm cung, dụ cung là một nguyên tắc cấm.

Trong biên bản mà bị cáo có giao nhiệm vụ, rằng ông Khiếu giao nhiệm vụ cho Lương, từ đầu đến cuối Lương luôn nhận trách nhiệm là muộn BS chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân. Chúng ta không nên nhầm lẫn với chức năng quản lý.

VKS và cơ quan điều tra đang nhầm lẫn giữa trách nhiệm và người quản lý, cách đối đáp với luận sư là không ổn", LS Biên trình bày.

Theo LS Biên, trong quá trình điều tra vủa ĐTV và KSV sử dụng lời khai của ông Khiếu làm chứng cứ buộc tội cho Lương là không ổn, bởi trong phiên tòa mọi người đều khai là ghi chèn vào sổ giao ban.

Về hoạt động ghi âm ghi, ghi hình, những gì trong hoạt động điều tra phải được ghi vào biên bản, 86 bức ảnh không được ghi vào biên bản, ghi âm, ghi hình bao nhiêu phút cũng không đưa. Đây là cái yếu, cái thiếu của cán bộ điều tra, có nhiều cái cẩu thả.

Những người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản họ tới ở tư cách gì, biên bản cũng không có. Gần 300 bút lục vi phạm tố tụng thì mặc nhiên không phải là chứng cứ, không có cơ sở để buộc tội.

Việc Hoàng Công Lương ký vào phiếu đề xuất sửa chữa máy móc, VKS cũng thừa nhận đây không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhưng nếu không phải là nguy hiểm thì tại sao lại đặt trách nhiệm. Những hành vii nguy hiểm thì phải được quy định ở luật.

VKS nói buộc phải về tầm quan trọng của nước RO, nhưng việc đó ai cũng biết, nhưng trách nhiệm thuộc về ai, thuộc về phòng vật tư, của nhà sản xuất?

Việc kiểm tra hay không kiểm tra không thuộc trách nhiệm của BS điều trị, BS chỉ chịu trách nhiệm do toa thuốc mình gây ra, chịu trách nhiệm về điều trị.

Cũng theo LS Biên, khoản 4 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự có nội dung liên quan vấn đề nghị án. Trường hợp VKS rút Quyết định truy tố thì HĐXX vẫn xét xử bình thường và nếu thấy bị cáo không phạm tội thì tuyên bố bị cáo không phạm tội.

“Cho nên không có căn cứ để HĐXX xem xét trả hồ sơ theo đề nghị của VKS. Khi cân nhắc truy tố 1 người không phải thích thì truy tố, không thích thì rút về”, luật sư Hoàng Ngọc Biên khẳng định và cho rằng đây là vụ án nhiều tình tiết phức tạp, nhưng quá trình điều tra chưa bao giờ mời các chuyên gia đến để tham vấn. Trong khi tại phiên tòa này, toàn những người không hiểu về RO là cái gì đi giải thích cho những người không biết, nên cứ cãi nhau không dứt.

“Để tìm ra sự thật cần tham vấn ý kiến các nhà chuyên môn, không đơn giản như các loại tội phạm khác. Vì vậy, tôi đề nghị HĐXX áp dụng Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tuyên bác sỹ Lương vô tội. Còn lại, tôi đề nghị VKS tiếp tục làm rõ 7 câu hỏi trong phần tranh luận”, LS Biên yêu cầu VKS tiếp tục tranh luận.

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news