Tin mới

Nghiện facebook, cô gái bị bố mẹ đánh thuốc mê đưa đến viện tâm thần

Thứ hai, 08/01/2018, 10:30 (GMT+7)

Do mắc chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội nặng, Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, Hà Nội) được biết đến là học sinh giỏi năng động trở thành một người sống khép kín, học hành sa sút. Sau khi đã dùng đủ mọi cách để khuyên nhủ con nhưng không thành, vợ chồng anh M. đã phải đánh thuốc mê để đưa con đến bệnh viện Tâm thần Trung ương I để điều trị.

Do mắc chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội nặng, Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, Hà Nội) được biết đến là học sinh giỏi năng động trở thành một người sống khép kín, học hành sa sút. Sau khi đã dùng đủ mọi cách để khuyên nhủ con nhưng không thành, vợ chồng anh M. đã phải đánh thuốc mê để đưa con đến bệnh viện Tâm thần Trung ương I để điều trị. 

Dân TríTrí thức trẻ cho hay liên quan đến sự việc trên, sáng ngày 7/1, Tiến sĩ Tô Thanh Phương - Trưởng khoa Cấp tính nữ (Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - Thường Tín, Hà Nội) cho biết, mới đây, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp nữ sinh mắc chứng trầm cảm vì quá nghiện điện thoại, mạng xã hội Facebook. Khuyên con không được, bố mẹ phải đánh thuốc mê đưa con đến bệnh viện.

Nghiện mạng xã hội sinh ra bệnh trầm cảm ở trẻ. Ảnh: Internet

"Trường hợp trên là em Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, ở Hà Nội). Theo gia đình thì trước đây, Linh là một học sinh giỏi, liên tục đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu năm học lớp 12 đến nay, lực học của nữ sinh này bỗng nhiên sa sút, thậm chí em còn sống thu mình, khép kín không chỉ với bạn bè, mà cả với những người thân trong gia đình" - TS. Phương thông tin

Anh M. (bố đẻ của Linh) cho hay hai vợ chồng anh phát hiện con gái mình có những biểu hiện bất thường từ ngày 20/11/2017, khi các bạn rủ đi đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi, Linh nhất định không đi. Tưởng con bận học nhưng vợ chồng anh cứ thấy con liên tục ôm điện thoại. Kể từ đó gia đình mới bắt đầu để ý đến những hành động của con.

Đến giữa tháng 12, lúc đi làm về anh thấy con ở nhà, gọi điện cho cô giáo thì mới biết con trốn học và lúc nào cũng cầm chiếc điện thoại nghịch ngợm. Thấy vậy, anh M. khuyên bảo nhưng con không nghe lời.

Chỉ khi anh M. và vợ cắt mạng internet trong nhà, Linh mới bắt đầu bộc lộ rõ những biểu hiện bất thường. Không có mạng internet để sử dụng, con gái anh tỏ ra cáu gắt, đập phá đồ đạc trong nhà, chửi bới, thậm chí có hành động chống trả. Quá lo lắng nên gia đình đã mời bác sĩ tâm lý đến nhưng con gái anh vẫn khăng khăng nói mình không mắc bệnh.

“Dùng mọi cách không có hiệu quả, cuối cùng tôi đành phải đánh thuốc mê rồi chuyển cháu xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương”, anh M. chia sẻ.

Nói về việc con gái mắc chứng nghiện điện thoại, anh M. cũng bày tỏ, để con ra nông nỗi này, lỗi cũng là do những người làm bố, làm mẹ như anh chị, vì công việc bận rộn nên không có thời gian chăm lo cho con cái.

Theo Tiến sĩ Tô Thanh Phương, hiện Linh đang điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế với bệnh nhân trầm cảm.

T.S Tô Thanh Phương cảnh báo "Hiện nay tình trạng nghiện điện thoại, mạng xã hội dẫn đến trầm cảm phải nhập viện điều trị như bệnh nhân Linh đang ngày càng gia tăng, các gia đình có con mắc chứng bệnh kiểu này cần phải nhẹ nhàng động viện, chăm sóc con, vì khi nhập viện đa số các cháu đều không hợp tác nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn".

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news