Tin mới

Nhận định về cường độ, rủi ro của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh

Thứ sáu, 28/12/2018, 11:04 (GMT+7)

Theo đánh giá của chuyên gia, từ chiều ngày 29/12 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sẽ đi vào biển Đông kết hợp với khối không khí lạnh và nhiễu động gió Đông sẽ gây ra gió mạnh cấp 8 và có thể giật lên cấp 10 gần phía bắc quần đảo Trường Sa.

Theo đánh giá của chuyên gia, từ chiều ngày 29/12 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sẽ đi vào biển Đông kết hợp với khối Không khí lạnh và nhiễu động gió Đông sẽ gây ra gió mạnh cấp 8 và có thể giật lên cấp 10 gần phía bắc quần đảo Trường Sa.

Theo tin tức trên Vov, nhận định về cường độ và hướng đi của áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông, ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia) cho biết: “Chúng tôi có 2 nhận định về cường độ và hướng di chuyển của cơn ATNĐ này. Về cường độ, trong 2 ngày tới ATNĐ chưa có khả năng mạnh lên thành bão sau đó vào biển Đông thì xác suất mạnh lên thành bão nhiều hơn và vào đến phía bắc quần đảo Trường Sa thì có khả năng mạnh lên thành bão số 10 với cường độ vào khoảng cấp 8 giật cấp 10. Hướng di chuyển chủ đạo là hướng Tây, khi vào đến khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa thì ATNĐ hoặc bão thời điểm đó có thể mạnh lên cấp 8, giật cấp 10 hoặc sẽ di chuyển lệch hướng xuống phía nam do tác động của khối không khí rất mạnh đang di chuyển xuống”.

Vào chiều và đêm 29/12, ATNĐ sẽ đi vào Đông nam biển Đông vào tới phía bắc quần đảo Trường Sa sẽ di chuyển theo hướng Tây nam sẽ khó ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh TT Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 7 giờ sáng nay 28-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,7 độ Vĩ Bắc; 128,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 290 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

Đến 7 giờ ngày 29-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 122,8 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào biển Đông.

Đến 7 giờ ngày 30-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 420 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 7 giờ ngày 31-12, vị trí tâm bão ở khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, ngay phía Nam đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 5-7 ngày tới.

Từ ngày 29-12, ở vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động; khu vực giữa biển Đông từ khoảng đêm 29-12 do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Q.Huy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: bão số 10 VOV