Tin mới

PGS đề xuất viết "Tiếq Việt": Chữ cải tiến sẽ tiết kiệm 8 tấn giấy, rút lại thời gian viết 8\%

Thứ hai, 27/11/2017, 11:15 (GMT+7)

"Nếu nhà xuất bản 1 năm dùng 100 tấn giấy thì với phương án viết chữ cải tiến này, một năm rút giảm được 8 tấn giấy. Nếu tính tất cả nhà máy, công xưởng, cơ quan thì cứ rút lại 8\% vật liệu giấy, rút lại thời gian viết 8\%, thời gian đánh máy 8\%. Lợi biết bao nhiêu?”, PGS.TS Bùi Hiền nhận định.

"Nếu nhà xuất bản 1 năm dùng 100 tấn giấy thì với phương án viết chữ cải tiến này, một năm rút giảm được 8 tấn giấy. Nếu tính tất cả nhà máy, công xưởng, cơ quan thì cứ rút lại 8% vật liệu giấy, rút lại thời gian viết 8%, thời gian đánh máy 8%. Lợi biết bao nhiêu?”, PGS.TS Bùi Hiền nhận định.

Nhiều người chưa cần biết lợi – hại, họ chỉ thấy rằng, cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền có phần rối rắm, na ná cách viết “teen code” của giới trẻ, tạo cảm giác khó chịu cho người đọc và làm mất sự trong sáng của Tiếng Việt?

Những ngày qua, đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt từ 38 kí tự xuống còn 31 kí tự. Chữ viết tiếng Việt với "giáo dục" thành "záo zụk", "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt" của PGS.TS Bùi Hiền nhận được nhiều ý kiến tranh luận.

Một ví dụ về chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.

Trao đổi trên tờ Lao động, PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ đã nhen nhóm ý tưởng này trong suốt 20 năm qua. Đến thời điểm hiện tại, công trình nghiên cứu mới xong một nửa và mới chỉ giới thiệu công trình này ở một bài viết trong hội thảo ngôn ngữ tại Quy Nhơn hồi tháng 9 vừa qua.

Theo PGS Hiền, đứng về mặt thẩm mỹ, nhìn bảng chữ cái cải tiến theo đề xuất của ông đúng là hơi rối mắt và gây cảm giác khó chịu. Và có những người sẽ thấy đề xuất này là vô lí, kệch cỡm và khó được chấp nhận. "Đó là điều bình thường. Bởi lẽ chúng ta đã quá quen với cách dùng chữ hiện nay. Thậm chí, có những người có tâm lý “ngại sự thay đổi” cũng sẽ phản ứng gay gắt.

Tuy nhiên, nếu làm đến nơi đến chốn, giải thích cho rõ người ta hiểu chấp nhận nhiều hơn", ông Hiền giải thích và cho biết chuyện dư luận chấp nhận 100% là không có, nhưng nếu được thực nghiệm cụ thể, đơn giản thôi, người ta sẽ sẽ chấp nhận phương án nhanh, gọn, tiết kiệm. So sánh giữa 2 bảng chữ cũ và mới thì thấy chữ mới ngắn gọn đơn giản, dễ viết, dễ nhớ.

"Thực ra chữ của chúng ta hiện nay là dùng chữ Latinh để phiên âm tiếng Việt vì thế nếu bỏ một số chữ hiện hành rắc rối và thay vào đó là chữ Latinh cũng là hợp lý", tác giả đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt nêu quan điểm.

Cũng theo PGS Hiền, việc cải tiến chữ viết hiện nay còn có lợi về mặt kinh tế. "Nếu nhà xuất bản 1 năm dùng 100 tấn giấy thì với phương án viết chữ cải tiến này, một năm rút giảm được 8 tấn giấy. Nếu tính tất cả nhà máy, công xưởng, cơ quan thì cứ rút lại 8% vật liệu giấy, rút lại thời gian viết 8%, thời gian đánh máy 8%. Lợi biết bao nhiêu?”, ông Hiền nói và cho rằng nếu một người nghiêm túc đọc một bản cải tiến bảng chữ cái được ông đề xuất thì chỉ trong 1 ngày là có thể đọc và viết văn bản mới đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, vật lực, công sức.

Theo lời PGS Hiền nếu, thử cho học sinh chưa biết chữ, chia 2 lớp học, một lớp cho học chữ cũ, một lớp cho học chữ cải tiến. Lớp học chữ cải tiến chắc chắn học rất nhanh. Lợi về thời gian, lợi về không gian...

"Trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Chữ Việt lộn xộn ở chỗ 2-3 kí tự mới biểu hiện một âm gây phí tài nguyên, dài dòng phức tạp. Ví dụ một âm “ngh” phải ghép từ 3 kí tự (n, g, h). Hay với người bắt đầu học tiếng Việt, phân biệt ch – tr trong chữ cha và trâu cũng mất nhiều thì giờ", báo Dân trí dẫn lời PGS.TS Bùi Hiền.

Trong một diễn biến liên quan, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học, đồng thời là nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nhà nghiên cứu ngôn ngữ am hiểu sâu sắc vấn đề sẽ không bao giờ đưa ra đề xuất cải tiến chữ viết mang tính đảo lộn.

Trên Tri thức trực tuyến dẫn lời GS Thêm cho rằng, những vấn đề mà PGS.TS Bùi Hiền đề xuất không có gì mới, còn những giải pháp mà ông đưa ra thì rối rắm hơn các đề xuất trước đó rất nhiều.

"Những ngày qua, nhiều người, trong đó có phụ huynh và học sinh, lo lắng rằng lại sắp có cuộc cải tiến chữ viết, sắp có sự xáo trộn trong giáo dục. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng sẽ không có thay đổi nào về chữ viết cả", GS Thêm nhận định và cho rằng ý kiến của PGS Bùi Hiền nêu ra chỉ là quan điểm cá nhân để giới khoa học xem xét. Tôi tin phần đông nhà ngôn ngữ học, cũng như các nhà quản lý giáo dục, sẽ không đồng tình và chắc chắn nó sẽ không đi đến đâu cả.

Trong khi đó, PGS-TS Đặng Ngọc Lệ - Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP.HCM, cũng khẳng định không cần thiết có thêm cải cách nào về tiếng Việt, đặc biệt là chữ viết. Ngôn ngữ nào cũng vậy, kể cả tiếng Anh được thế giới sử dụng cũng có những bất hợp lý về mặt chữ viết nhưng nó vẫn tồn tại bao lâu nay.
 
“Ngôn ngữ có sự gắn bó với bề dày lịch sử, văn hóa, kinh tế và nhiều vấn đề khác. Ngôn ngữ chính là thói quen, tập quán của người sử dụng nó. Do vậy nếu đặt ra việc thay đổi chữ viết sẽ tác động nhiều mặt”, trên Thanh niên dẫn lời PTS-TS Đặng Ngọc Lệ chia sẻ.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news