Tin mới

Tàu hộ vệ tên lửa TQ rút ra xa giàn khoan - thế giới lo ngại chiến tranh tại châu Á

Thứ hai, 26/05/2014, 09:12 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Diễn biến mới về tình hình giàn khoan Hải Dương 981, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).>>>>Tình hình biển Đông mới nhất ngày 19/5: Tàu TQ tiếp tục dùng vòi rồng uy hiếp tàu VN>>>> Tình hình biển Đông được nhấn mạnh tại Hội nghị Tương lai Châu Á

 

 

(Tinmoi.vn) Diễn biến mới về tình hình giàn khoan Hải Dương 981, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Trung Quốc rút tàu hộ vệ tên lửa nhưng tăng số lượng tàu

Theo tin tức của Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong ngày hôm qua (24/5), tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Tại buổi họp báo do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 23/5, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát Biển cho biết, ngoài tàu hộ vệ tên lửa mà Trung Quốc mang ra để bảo vệ giàn khoan trái phép thì TQ còn có các tàu vận tải đổ bộ 17 nghìn tấn có 8 ống pháo tên lửa phòng không; tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh; tàu tuần tiễu săn ngầm; tàu tuần tiễu tấn công nhanh cũng tham gia bảo vệ giàn khoan, các tàu này cùng giàn khoan và nhiều tàu, thuyền khách của TQ đang ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, vùng tài phán của VN. Những tàu này đều đã bị Cảnh sát biển VN ghi lại đầy đủ số hiệu. 

Tàu hộ vệ tên lửa TQ rút ra xa giàn khoan, thế giới lo ngại chiến tranh tại châu Á
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Như vậy, mặc dù rút tàu hộ vệ tên lửa nhưng TQ vẫn còn duy trì những tàu quân sự khác để bảo vệ giàn khoan trái phép.

Cũng theo Cục Kiểm ngư, trong ngày hôm qua (24/5), tại khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc gia tăng số lượng tàu với 127 tàu các loại (tăng 5 tàu so với ngày 23/5).

Cụ thể, Trung Quốc có 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá các loại (tàu cá vỏ sắt tải trọng từ 140-200 tấn, tàu cá vỏ gỗ) và 1 tàu chiến.

Trong những ngày qua, các tàu chấp pháp của VN liên tục tiến sát giàn khoan Hải Dương 981, có những lúc tàu của ta đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 với khoảng cách 3,7 hải lý. Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công, tăng cường đâm va, dùng vòi rồng phun nước vào các tàu của ta khiến 8 tàu bị hư hỏng.

Việt Nam sẵn sàng kiện

Bên lề kỳ họp Quốc hội (24/5), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông, đoàn Quốc hội rất đồng tình và ủng hộ các giải pháp mà Chính phủ đưa ra. "Chúng tôi rất đồng tình, phát biểu của Thủ tướng thể hiện quan điểm, lập trường của người đứng đầu Chính phủ. Chúng ta cần nói với thế giới rằng Việt Nam yêu chuộng hoà bình, nhưng chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, chúng ta đã, đang và sẽ có các giải pháp theo đường lối hoà bình và tự vệ".

Tàu hộ vệ tên lửa TQ rút ra xa giàn khoan, thế giới lo ngại chiến tranh tại châu Á
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: "Trung Quốc không rút giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam sẵn sàng khởi kiện"

Ông Phúc khẳng định :"Chính phủ đang chuẩn bị hồ sơ, chứng lý để sẵn sàng làm cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu họ không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam". Trong buổi họp báo Bộ Ngoại giao về tình hình biển Đông ngày 23/5, đại diện lãnh đạo UB Biên giới quốc gia của Việt Nam đã đưa ra những bằng chứng cụ thể, mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa theo đúng quy định của Công ước luật Biển.

Thế giới lo nguy cơ chiến tranh ở châu Á

Trước những diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu lắng xuống ở biển Đông, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng châu Á có nguy cơ bùng phát chiến tranh nếu các nước trong khu vực không giải quyết các vấn đề căng thẳng một cách có trách nhiệm.

"Không quốc gia nào muốn chiến tranh. Các nước sẽ cố gắng tránh viễn cảnh đó nhưng không có nghĩa là chiến tranh không thể xảy ra. Từ những căng thẳng và các vụ va chạm nhỏ, tình hình sẽ leo thang. Những tính toán sai lầm có thể gây ra tình trạng xung đột không ai mong muốn", tờ Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị Tương lai châu Á tại Tokyo ngày 23/5.Trọng tâm của hội nghị tương lai châu Á năm nay là tình trạng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và ở Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản.

Tàu hộ vệ tên lửa TQ rút ra xa giàn khoan, thế giới lo ngại chiến tranh tại châu Á
Thủ tướng Singapore. Ảnh: Todayonline.

Thủ tướng Singapore cho rằng châu Á có hai viễn cảnh trong hai thập niên tới: Hòa bình, thịnh vượng hay chia rẽ, tranh chấp.

Ông Lý Hiển Long cũng khẳng định rằng tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ dựa vào sự tương tác của 3 cường quốc là Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Mỹ sẽ vẫn là siêu cường ưu việt trên thế giới vào năm 2034, ông Lý cho hay. Trong khi đó, Nhật Bản “sẽ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với sức mạnh to lớn trên lĩnh vực khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên, “sự thay đổi lớn nhất đối với châu Á trong 20 năm tới sẽ là sự lớn mạnh về quyền lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.

Thuận Phong

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news