Tin mới

Trước Vũ "nhôm", nhiều đối tượng từng bỏ trốn gây chấn động dư luận

Thứ sáu, 05/01/2018, 11:17 (GMT+7)

Việc Vũ "nhôm" bị bắt giữ khiến dư luận cả nước quan tâm, tuy nhiên ngoài Phan Văn Anh Vũ, trước đó cũng đã từng có nhiều đối tượng bỏ trốn gây chấn động dư luận.

Việc Vũ "nhôm" bị bắt giữ khiến dư luận cả nước quan tâm, tuy nhiên ngoài Phan Văn Anh Vũ, trước đó cũng đã từng có nhiều đối tượng bỏ trốn gây chấn động dư luận.

VOVVnexpress cho hay ngoài Vũ "nhôm", sự đào tẩu của Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Vũ Đình Duy hay Giang Kim Đạt... cũng được xem là những vụ đảo tẩu gây chấn động dư luận trong năm vừa qua.

Vũ "nhôm": 14 ngày trốn chạy và sa lưới

Vũ "nhôm". Ảnh: Vietnamnet

Tối ngày 21/12/107, lực lượng của Bộ công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của Vũ "nhôm" tại số 82 Trần Quốc Toản (Q.Hải Châu, Đà Nẵng).

Tuy nhiên, khi xe của Bộ Công an đi ra từ tầng hầm khu nhà, không hề có ông Vũ "nhôm" ngồi trên xe.

Ông Vũ "nhôm" đã đột nhiên mất tích. Nhiều câu chuyện, kịch bản về hành trình bỏ trốn của Vũ "nhôm" bắt đầu được thêu dệt và lan truyền trong dư luận xã hội.

Tối 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã công bố Quyết định khởi tố bị can ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ.

Nhưng khi xác định được bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định truy nã số 222/ANĐT do Thiếu tướng Lý Anh Dũng - Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 21/12.

Theo đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”) bị khởi tố do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.

Sau khi biến mất đầy bí ẩn, chiều ngày 2/1/2018, Cơ quan Xuất nhập cảnh và cửa khẩu Singapore (ICA) xác nhận tạm giữ người tên "Phan Van Anh Vu" vào ngày 28/12/2017 vì vi phạm quy định Luật Xuất nhập cảnh.

Hãng Reuters ngày 4/1 đưa tin Cục Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) đã thông báo lệnh trục xuất Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, người bị cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố và phát lệnh truy nã.

Sau đó, ông Phan Van Anh Vu bị chính phủ Singapore  lệnh trục xuất vì ngoài Hộ chiếu Việt Nam, Vũ "nhôm" còn mang theo hộ chiếu nữa của một quốc gia khác. Như vậy, ông Vũ đã đã vi phạm luật cư trú, đi lại của Singapore khi sử dụng hai hộ chiếu khác nhau.

Chiều 4/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam đã tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm").

Vụ đào tẩu qua Đức của Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: VTC News

Ngày 31/5/2016, khi một số cơ quan báo chí đăng tải hàng loạt thông tin xe Lexus giá 5,7 tỷ đồng gắn biển số xanh 95A - 0699 chạy trên đường phố Cần Thơ khiến dư luận sục sôi. Sau đó, chiếc ô tô này được xác định là của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

Sau đó, ngày 3/6, một số thông tin về con số thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng ở Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới thời Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT cũng được lan truyền trên báo chí. Ngay lập tức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, xem xét, kết luận về những thông tin trên.

Ngày 10/6/2016,Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo thẩm quyền khẩn trương kiểm tra, làm rõ những thông tin do báo chí phản ánh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định vào cuộc, tiến hành quy trình xem xét và xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại  PVC;...

Ngày 15 và 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trịnh Xuân Thanh về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVC.

Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh không có mặt tại nơi cư trú. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để đầu thú sau thời gian dài lẩn trốn.

Cuộc trốn chạy qua Mỹ của Dương Chí Dũng và cái kết

Dương Chí Dũng. Ảnh: VTC News

Tháng 8/2011, khi báo chí bắt đầu đặt ra những nghi vấn về việc tham nhũng tại Vinalines do Tổng công ty này mua một số tàu biển về nhưng không hoạt động được.

Đến tháng 9/2011 Thanh tra Chính phủ công bố quyết định chính thức về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines.

Ngày 14/11/2011, Cục Cảnh sát phòng, chống tham nhũng (C48) Bộ Công an chính thức bắt tay vào điều tra vụ việc mua ụ nổi 83M của Vinalines.

Ngày 6/2/2012, khi C48 đang tiến hành điều tra vụ án “tham ô”, “cố ý làm trái…” tại Vinalines, Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng được Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho thôi chức để Bộ trưởng GTVT bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Ngày 17/5/2012, C48 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng để điều tra về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Sau khi xác định Dương Chí Dũng bỏ trốn, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can Dương Chí Dũng.

Ngày 5/9/2012, Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát Hoàng gia Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng đang lẩn trốn tại Phnom Penh, sau khi ông này bỏ trốn sang Mỹ nhưng không thành.

Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tử hình về tội “tham ô”, 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt là “tử hình”.

Ngoài ra, TAND TP Hà Nội còn yêu cầu Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc mỗi người phải nộp lại số tiền đã tham ô là 10 tỉ đồng và bồi thường trách nhiệm mỗi người 100 tỉ đồng.

Lời đề nghị Interpol bắt giữ và dẫn độ Vũ Đình Duy

Vũ Đình Duy. Ảnh: VTC News

Vũ Đình Duy  (42 tuổi, ngụ ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên là Tổng giám đốc PVTEX thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Dưới thời Vũ Đình Duy, khi đang còn điều hành doanh nghiệp thực hiện dự án xơ sợi, y đã cùng một số người liên quan để xảy ra nhiều sai phạm khiến dự án (có tổng mức đầu tư lên tới hơn 500 triệu USD) hoạt động không hiệu quả, thất thoát lớn.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án, ra các quyết định khởi tố 5 bị can trong đó có Vũ Đình Duy về tội " Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Tuy nhiên, trước đó, Thanh tra Chính phủ bắt đầu công bố kết quả thanh tra thì phát hiện Vũ Đình Duy đã làm đơn xin phép cơ quan chủ quản đi nước ngoài để chữa bệnh. Mặc dù không được đồng ý của cơ quan chủ quản là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nhưng Duy vẫn không đến cơ quan rồi bỏ trốn.

Ngày 28/6/2017, Trung tướng Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm cho biết: "Sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra ra lệnh truy nã đặc biệt trên toàn quốc đã tiếp tục đề nghị Tổ chức Interpol truy nã quốc tế”.

Giang Kim Đạt và 5 năm lẩn trốn bằng hộ chiếu giả

Giang Kim Đạt. Ảnh: VTC News

Theo như bản cáo trạng ra ngày 21/10/2016 của VKSND Tối cao, ngày 12/5/2006, Giang Kim Đạt được ông Trần Văn Liêm (Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines) nhận về công tác. Sau đó, Đạt được giao chức quyền trưởng phòng kinh doanh và quan hệ quốc tế.

Theo cáo buộc, Đạt cùng với ông Liêm và kê stoans trưởng Trần Văn Khương đã chiếm đoạt hơn 260 tỷ đồng qua các dự án mua tàu khai thác kinh doanh cho thuê tàu biển. Riêng Giang Kim Đạt bị quy kết chiếm đoạt tổng cộng hơn 255 tỷ đồng.

Đến tháng 8/2010, Đạt đã bị Bộ Công an tiến hành khởi tố. Tuy nhiên, y đã bỏ trốn và bị truy nã quốc tế.

Ngày 7/7/2015, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam. Đạt cho biết đã trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch qua biên giới Tây Ninh.

Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở Singapore nhưng vì hộ chiếu tại đây chỉ có hạn 1 tháng nên trong thời gian 5 năm lẩn trốn, Đạt thường xuyên qua lại giữa Campuchia và Singapore. Cứ mỗi lần hết hạn hộ chiếu, đối tượng phải quay về Campuchia.

Cũng theo Đạt, trong suốt 5 năm trốn nã ở nước ngoài, ông ta không phải làm gì để mưu sinh mà vẫn có tiền để mua bất động sản ở Anh.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news