Tin mới

Tử tù Nguyễn Hải Dương xin hiến xác: Có được chấp nhận?

Thứ ba, 25/10/2016, 09:08 (GMT+7)

Theo luật sư, với quy định pháp luật hiện hành thì "tử tù" không bị hạn chế quyền yêu cầu hiến tạng, hiến xác. Tuy nhiên, nếu tử tù bị tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện được thủ tục hiến xác…

Theo luật sư, với quy định pháp luật hiện hành thì "tử tù" không bị hạn chế quyền yêu cầu hiến tạng, hiến xác. Tuy nhiên, nếu tử tù bị tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện được thủ tục hiến xác…

Thông tin tử tù Nguyễn Hải Dương - chủ mưu gây ra vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, có ý định muốn hiến xác cho y học sau khi thi hành án tử hình đang gây chú ý từ dư luận. Vậy, theo pháp luật hiện hành, liệu "nguyện vọng" này của Nguyễn Hải Dương có được chấp nhận?

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội dẫn Điều 5, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác".

Như vậy, theo quy định này thì điều kiện để thực hiện quyền hiến xác là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học sau khi thi hành án

Luật sư Cường cũng dẫn thêm Điều 19, Bộ luật dân sự quy định "Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này".

“Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì tử tù Nguyễn Hải Dương đủ điều kiện để hiến tạng theo Điều 3 của Luật hiến, lấy xác. Nói cách khác, luật không hạn chế đối tượng hiến tạng là "tử tù", người chấp hành án phạt tù. Vì vậy, tử tù có quyền đăng ký hiến tạng để thực hiện sau khi thi hành án” – luật sư Cường nói.

Cũng theo luật sư Cường, để thực hiện quyền hiến xác thì người hiến xác có quyền bày tỏ nguyện vọng với cơ sở ý tế. Với người đang chấp hành án phạt tù thì có thể liên hệ với cơ sở cải tạo, cơ sở giam giữ để thực hiện nguyện vọng của mình.

"Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang áp dụng hình thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc. Vì vậy, nếu tử tù bị tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện được thủ tục hiến xác, nói cách khác là xác tử tù bị tiêm thuốc độc sẽ không thể sử dụng để hiến tạng, trong trường hợp này thì yêu cầu hiến tạng của tử tù sau khi chết sẽ không thể thực hiện được (trừ trường hợp áp dụng hình thức thi hành án tử hình là dùng súng bắn)", ông Cường nhận định.

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được quy định tại Điều 18, Luật hiến, lấy xác như sau":

"1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.".

Thủ tục đăng ký hiến xác được Điều 19 quy định như sau:

"1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.

2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.

4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác."

Như vậy, thể thực hiện quyền hiến xác thì người hiến xác có quyền bày tỏ nguyện vọng với cơ sở ý tế. Với người đang chấp hành án phạt tù thì có thể liên hệ với cơ sở cải tạo, cơ sở giam giữ để thực hiện nguyện vọng của mình.

Đồng thời luật này cũng quy định những điều cấm sau đây:

"Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.

2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.

6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.".

Xem thêm video:

[mecloud]gXeC4Y5f4b[/mecloud]

Tiểu Phương (ghi)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news