Tin mới

Vụ 43 học sinh bị vật nhọn nghi có HIV đâm: Công bố kết quả điều tra

Thứ ba, 09/09/2014, 11:39 (GMT+7)

Liên quan đến vụ việc 43 em học sinh bị vật nhọn nghi nhiễm HIV đâm, cơ quan công an đã xác định đây chỉ hành động bộc phát của các em học sinh trong lúc chơi đùa, không để lại hậu quả nên công an không đề nghị xử lý.

Liên quan đến vụ việc 43 em học sinh bị vật nhọn nghi nhiễm HIV đâm, cơ quan công an đã xác định đây chỉ hành động bộc phát của các em học sinh trong lúc chơi đùa, không để lại hậu quả nên công an không đề nghị xử lý.

Ngày 8/9, Công an huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã công bố kết quả điều tra chính thức vụ 43 em học sinh Trường THCS Xuân Thiên bị vật nhọn nghi nhiễm HIV đâm. Theo đó, trước thời điểm người dân kéo đến Trường THCS Xuân Thiên, một nhóm học sinh khoảng 6 em chơi cùng nhau, dùng một que có gắn sợi dây điện để đâm vào bạn bè. Trong số các nạn nhân, có 1 em bị nhiễm HIV nên các học sinh còn lại lo sợ bị nhiễm HIV.

Vụ việc đã khiến các bậc phụ huynh hoang mang, yêu cầu làm rõ sự việc. Một số phụ huynh trong nhóm 43 học sinh bị đâm đã cho con mình uông thuốc phòng ngừa lây nhiễm HIV.

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện Thọ Xuân đã xuống hiện trường để phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ việc.

Qua quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, hành động của các em học sinh chỉ là bộc phát trong lúc chơi đùa, không ý thức được hậu quả. Hơn nữa, các em chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự nên công an chỉ kiến nghị nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh tự quản lý.

Ngôi trường xảy ra vụ việc 43 em học sinh bị vật nhọn nghi nhiễm HIV đâm

Trong khi đó, Ths.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, khả năng lây nhiễm HIV từ người này sang người khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố của phơi nhiễm. Nguy cơ lây nhiễm HIV cao khi máu của người nhiễm HIV có nồng độ virus cao, tiếp xúc với số lượng máu nhiều, bị đâm sâu trong cơ, thời gian từ khi vật sắc nhọn đâm vào người nhiễm HIV sang người khác ngắn vì HIV rất dễ bị tiêu diệt khi ra khỏi cơ thể người.

Ngoài ra, xác suất lây nhiễm HIV khi bị đâm kim tiêm của người khác là 0,3%. Tức là, 1.000 người bị phơi nhiễm theo cách đó thì có khoảng 3 người bị lây nhiễm HIV.

Trong khi đó kim tiêm có độ rỗng và lượng máu chứa trong kim tiêm sẽ nhiều hơn trên vật sắc nhọn không có nòng, thì xác suất này có thể còn thấp hơn rất nhiều.

Trong vụ việc tại trường THCS Xuân Thiên, các em học sinh trong lúc đùa nghịch đã đâm vật nhọn một cách ngẫu nhiên nên không phải 43 em đó đều bị phơi nhiễm với HIV từ em học sinh bị nhiễm HIV, thực tế em học sinh bị nhiễm HIV bị châm chọc 2 lần và qua quần bò nên khó dính máu nếu có bị tổn thương.

Như vậy, trong trường hợp trên, cơ quan chuyên môn về HIV/AIDS đã đánh giá nguy cơ dựa trên vật dụng đâm, chọc, các vết thương của học sinh bị nhiễm, tình trạng điều trị ARV của học sinh nhiễm HIV và đặc biệt là các vết đâm chọc của từng học sinh khác cũng như yếu tố nguy cơ khác và khẳng định không có nguy cơ nên không có trường hợp nào phải dùng thuốc kháng virus để dự phòng phơi nhiễm.

Theo H.Nguyen/Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news