Tin mới

Vụ Đinh La Thăng: Pháp luật không có ngoại lệ

Thứ hai, 22/01/2018, 10:45 (GMT+7)

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm là phiên tòa được dư luận hết sức quan tâm.

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm là phiên tòa được dư luận hết sức quan tâm. 

Vietnamnet cho hay, phiên tòa xử ông Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm được sư luận hết sức quan tâm. Đây được coi là phiên tòa khá đặc biệt khi nguyên ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra xét xử.

Trong phần các bị cáo được nói lời sau cùng, bị cáo Đinh La Thăng đã khóc và xin tòa được về ăn Tết cuối cùng bên gia đình. 

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: TTXVN

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (lại cũng khóc) xin lỗi Tổng bí thư và còn xin sau khi Toà kết thúc được sang Đức để được sống cùng vợ con vì họ không biết ngoại ngữ.

Theo bộ luật Tố tụng hình sự, chuyện tại ngoại chỉ khi đang trong quá trình điều tra, xét thấy không nguy hiểm cho xã hội. Các luật sư cho rằng trường hợp của ông Đinh La Thăng, đang xét xử và sẽ tuyên án thì khó được tại ngoại vì sẽ thi hành bản án khi Toà tuyên. Hơn nữa ông Thăng bị Viện Kiểm sát khởi tố với tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999. Do vi phạm tội nghiêm trọng về kinh tế, có ảnh hưởng đến chính trị đất nước. 

Đối với Trịnh Xuân Thanh xin HĐXX sau khi kết thúc phiên toà được sang Đức sinh sống còn ảo tưởng hơn. Toà sẽ tuyên án và ông Thanh sẽ phải thi hành án tại Việt Nam.

Như vậy, với tội danh bị truy tố và để đảm bảo cho bản án sau này được thi hành thì việc ông Thăng được Hội đồng xét xử xem xét cho tại ngoại và ông Thanh xin được sang Đức sống cùng vợ con chắc không thể có.

Trong phần tranh luận của VKS về cách hiểu của ông Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu xuất phát từ Kết luận 41 của Bộ Chính trị về chủ trương xây dựng tập đoàn PVN, rằng thực hiện chủ trương người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam... Đại diện VKS cho rằng hiểu như vậy là không đúng, là lẩn tránh trách nhiệm. Kết luận 41 của Bộ Chính trị không đề cập đến việc cho PVN chỉ định thầu. Chính phủ cũng không có văn bản đồng ý cho Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu.

Ngay cả cách hiểu về hợp đồng 33, điểm xuất phát để từ đó dẫn đến nhiều sai phạm nghiêm trọng sau này, đại diện VKS cũng đặt vấn đề: Các bị cáo có biết hay thiếu trách nhiệm nên để hợp đồng 33 và hợp đồng 4194 thiếu cơ sở pháp lý và dẫn đến việc tạm ứng tiền trái quy định?

Mặc cho có nhiều luồng ý kiến trái chiều, tuy nhiên, đã là luật pháp, đã là kết tội theo luật thì tự nó là sự công bằng.

Trong một diễn biến khác trên Tiền Phong, sáng sớm nay 22/1, xe chở ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã tới TAND TP Hà Nội và dự kiến tòa sẽ tuyên bản án sơ thẩm trong vụ án thất thoát gần 120 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); tham ô hơn 13 tỷ đồng tại Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC).

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news