Tin mới

Vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Sau tướng Hóa, tướng Vĩnh sẽ là ai?

Thứ ba, 10/04/2018, 08:59 (GMT+7)

Sau vụ khởi tố và bắt tạm giam cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) Phan Văn Vĩnh, nhiều người cho rằng đây là một cơn "rung chấn" mạnh.

Sau vụ khởi tố và bắt tạm giam cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) Phan Văn Vĩnh, nhiều người cho rằng đây là một cơn "rung chấn" mạnh. 

VietnamnetTuổi Trẻ cho hay mới đây, Cơ quan công an đã tiến hành khởi tố thêm 4 bị can là sếp các doanh nghiệp, nâng tổng số bị can bị khởi tố trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ do tướng công an "bảo kê" đến hôm nay là 90 người. 

Bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet

Cụ thể, ngày 9/4, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can trong đó bắt tạm giam 3 bị can trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu.

Ông Phan Văn Vĩnh từng là Giám đốc Công an một tỉnh, là Anh hùng LLVT nhân dân, đại biểu QH, mang hàm Trung tướng, đứng đầu Tổng cục Cảnh sát - cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm quan trọng của Bộ Công an, thế mà ông Phan Văn Vĩnh bị quật ngã.

Từng được xem là khắc tinh của tội phạm, giờ cái tên Phan Văn Vĩnh lại gắn liền với một vụ án đánh bạc, tổ chức, bảo kê cho đánh bạc xuyên quốc gia, qui mô lên đến hàng nghìn tỉ đồng. 

Việc ông Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam là một mất mát rất lớn không chỉ cho cá nhân ông ta mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.

Tuy nhiên, dư luận lại cho rằng đây là cơ hội để ngành công an làm trong sạch bộ máy, kiên quyết loại ra khỏi ngành những người không đủ tư cách khoác lên mình bộ trang phục công an nhân dân. 

Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai? Bởi để một đường dây cờ bạc xuyên quốc gia với quy mô khủng hoạt động an toàn và thu hút hàng vạn người chơi tồn tại trong thời gian dài thì không chỉ có sự giúp sức của 1 bàn tay. 

Câu chuyện đau lòng này còn cho thấy những lỗ hổng trong công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ ở nhiều ngành, nhiều địa phương. Đó là tình trạng kiểm điểm, góp ý phê bình qua loa, hình thức; những cuộc bỏ phiếu tín nhiệm kiểu “bà đưa chân giò, ông thò chai rượu”, anh nói tốt cho tôi, tôi nói tốt cho anh. Dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác, thiếu minh bạch.

Việc cán bộ lạm dụng chức vụ và quyền hạn, cố ý làm trái thậm chí là trái pháp luật nhưng lại giỏi che đậy và giỏi thỏa hiệp nên có thể dễ dàng qua mặt được cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên, bài học về việc "hạ cánh không an toàn" vẫn được dư luận xã hội nhắc đến như một bài học nhỡn tiền. Một mặt như một lời cảnh báo, một mặt chứng tỏ cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo mà Tổng Bí thư đã phát động đã và đang đi vào hoạt động quyết liệt.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news