Tin mới

Vụ nâng điểm thi ở Hà Giang: Cần thanh tra các địa phương khác

Thứ tư, 18/07/2018, 09:10 (GMT+7)

Việc nâng điểm 330 bài thi THPT Quốc gia của tỉnh Hà Giang trong đó có những bài nâng từ "1 nhảy lên 8,75" được Bộ GD-ĐT công bố chiều 17/7 đã khiến nhiều người hoảng hốt. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng để đảm bảo công bằng cần thanh tra những địa phương khác.

Việc nâng điểm 330 bài thi THPT Quốc gia của tỉnh Hà Giang trong đó có những bài nâng từ "1 nhảy lên 8,75" được Bộ GD-ĐT công bố chiều 17/7 đã khiến nhiều người hoảng hốt. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng để đảm bảo công bằng cần thanh tra những địa phương khác. 

Dân TríVOV đưa tin cho hay chiều ngày 17/7, tại TP Hà Giang, Bộ GD-ĐT Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang chính thức họp báo thông tin về vụ việc điểm thi bất thường ở tỉnh này.

Theo đó, sau khi có kết quả thanh tra điểm thi bất thường ở Hà Giang, dư luận vẫn đặt ra hoài nghi còn có nhiều tỉnh thành khác có thể có sai phạm như ở Hà Giang mà  Bộ GD-ĐT vẫn chưa phát hiện ra. 

Sau sự việc nâng điểm thi tại Hà Giang, dư luận cho rằng cần thanh tra ở các địa phương khác. Ảnh: Dân Trí

Trước những hoài nghi từ phía dư luận, tối ngày 17/7, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định, Bộ luôn tiếp thu và sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin từ phía người dân, dư luận xã hội về những phát hiện mới về sai phạm ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Đặc biệt là nếu phát hiện sai phạm không chỉ ở Hà Giang mà còn xảy ra ở các địa phương khác, Bộ GD-ĐT sẽ trình lên Ban Chỉ đạo thi quốc gia về vấn đề này để xem xét, cân nhắc và có phương hướng xử lý phù hợp.

Đề cập câu hỏi của phóng viên báo chí về việc có hủy bài thi THPT Quốc gia ở Hà Giang hay không, ông Mai Văn Trinh khẳng định, quy chế thi đã nêu rõ, khi có nghi vấn về điểm thi thì có thể chấm thẩm định một phần hoặc toàn bộ bài thi. Trong 2 qua, Bộ GD-ĐT đã tiến hành rà soát toàn bộ môn Ngữ văn và kết quả cho thấy, không có sự sai lệch nào.

Với các môn thi khác, theo khoản 5 và khoản 6 của Điều 49 quy chế thi THPT Quốc gia, cho đến thời điểm hiện nay, Bộ GD-ĐT nhận thấy chưa đủ căn cứ sai phạm để hủy bài thi ở Hà Giang. Công việc xác minh sai phạm ở Hà Giang vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành, rà soát. Nếu thấy có đủ các yếu tố, điều kiện để hủy bài thi ở Hà Giang thì Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đến công đoạn này.

Về xử lý sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang, ông Mai Văn Trinh cũng cho biết thêm, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, lãnh đạo tỉnh Hà Giang kiên quyết xử lý đúng người, đúng tội và không có vùng cấm.
“Chúng ta không thể vì một vài cá nhân mà ảnh hưởng 63 tỉnh thành có hàng triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Chúng ta không thể để những điều này làm ảnh hưởng các tổ chức xã hội, sinh viên tình nguyện đã vất vả đưa thí sinh đi thi từ vùng lũ”, ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

Liên quan đến vụ việc, ThS Phạm Thái Sơn - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM  phụ trách chấm thi trắc nghiệm, ban chấm thi cụm Tây Ninh thông tin, quy trình tổ chức chấm thi rất chặt chẽ. Bài thi của thí sinh được hai cán bộ coi thi thu lại, làm biên bản thua nhận bài thi rồi cho vào bì, niêm phong tại chỗ. Các bì chứa bài thi này được đưa vào thùng, tiếp tục niêm phong và có chữ ký của cán bộ điểm thi, phó điểm trưởng do ĐH phụ trách và cán bộ an ninh. Nơi tập kết bài thi cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng công an.

Sau đó, với các môn thi trắc nghiệm, thùng đựng phiếu trả lời của thí sinh mở trước sự giám sát của thư ký hội đồng chấm thi, phó ban chấm thi do đại học phụ trách và cán bộ an ninh. Ngoài ra, sẽ có một cán bộ thanh tra điểm thi giám sát quá trình mở thùng và túi đựng bài thi này, kiểm tra các chữ ký tại mép niêm phong có giống như chữ ký đã đăng ký hay không. Mọi thủ tục được hoàn thành, túi đựng bài thi được cắt ra, lấy phiếu trả lời trắc nghiệm cho vào máy quét, lưu dữ liệu vào một đĩa CD để gửi về Bộ GD-ĐT.

Thậm chí, trong quá trình chấm, với những bài thi bị lỗi do quăn mép, nhăn..., các cán bộ sẽ có xử lý riêng, tất cả được đều được lập biên bản, lưu trữ liệu trước và sau khi xử lý để đối chứng.

Sau khi đã quét xong trắc nghiệm lấy dữ liệu ban đầu, phiếu trả lời lại được đưa vào túi, cho vào thùng, niêm phong và lưu trữ nghiêm ngặt. Khi có đáp án, Bộ GD-ĐT đồng thời gửi phần mềm cho các hội đồng chấm thi để họ tiến hành chấm trắc nghiệm.

Với quy trình như vậy, ông Sơn nhấn mạnh nếu 1 cá nhân thì không thể thực hiện được việc nâng điểm thi. Chỉ trừ trường hợp cá nhân đó được giao quyền làm toàn bộ từ giữ bài thi đến chấm thi.

"Nhiều năm phối hợp làm công tác thi, tôi tin tưởng vào kết quả thi. Mong muốn Bộ GD-ĐT cần làm rõ để đem lại danh dự cho đội ngũ thầy cô công tác trong ngành giáo dục và niềm tin cho mọi người", ông Sơn cho biết.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news