Tin mới

Ám ảnh những đứa trẻ vật vờ trên đường tị nạn

Thứ hai, 28/09/2015, 15:40 (GMT+7)

Những đứa trẻ chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria, cùng gia đình lênh đênh di cư tới châu Âu, các em đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất và trải qua nỗi đau ám ảnh cả cuộc đời.

Những đứa trẻ chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria, cùng gia đình lênh đênh di cư tới châu Âu, các em đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất và trải qua nỗi đau ám ảnh cả cuộc đời.

Nằm co ro, sợ hãi trên chiếc giường xa lạ hay những tấm nệm bẩn thỉu trong khi hồi tưởng lại về cái chết của những thành viên trong gia đình - đó chính là những bức ảnh đau lòng về chốn ngủ của các em nhỏ đang chạy trốn khỏi Syria.

Từ năm 2011, cuộc chiến giữa quân đội chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad và các nhóm phiến quân, trong đó có IS và Quân đội Syria tự do, đã cướp đi sinh mạng của 200.000 người và khiến 4 triệu người phải chạy tị nạn.

Trong số đó có hàng ngàn trẻ em. Nhiều đứa trẻ chẳng biết gì ngoài bạo lực trong khi có những đứa chỉ lưu giữ những kỷ niệm thoghi lạiáng qua thời thơ ấu sống tại những thành phố đã từng có hòa bình như Aleppo và Homs.

Những bức ảnh đau lòng này đã tiết lộ về chốn ngủ của trẻ em sau khi chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhiều em đã tham gia vào cuộc hành trình mạo hiểm đến châu Âu cùng với gia đình, cũng có em lang thang trên đường phố sau khi người thân bị chết trong xung đột.

Bọn trẻ đã cho chúng ta thấy cái nhìn bi thảm về cuộc sống của những người đang phải sống trong những trại tị nạn và bị giam giữ.

Abdul Karim, 17 tuổi, ngủ vật vờ trên những con phố ở Athens, Hy Lạp. Không có tiền, thiếu niên này đã dùng đồng euro cuối cùng để mua vé tàu đến Athens. Bây giờ, cậu bé phải ngủ cả đêm ở quảng trường Omonoia. Hàng trăm người tị nạn ở đây mỗi ngày.

Tại đây, những kẻ buôn lậu kiếm tiền bằng cách buôn hộ chiếu giả cũng như vé xe bus, máy bay. Nhưng vì không có tiền nên Abdul không thể rời khỏi đây. Có thể mượn điện thoại để gọi về cho mẹ ở Syria nhưng cậu bé lại không thể nói với bà tình hình của mình tệ như thế nào. Cậu bé ước 2 điều đó là: được ngủ trên giường và được ôm em gái. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Ahmad, 7 tuổi, ngủ trên vìa hè tại biên giới Hungary và Áo. Nhà của gia đình cậu bé ở Idlib đã bị một quả bom phá hủy. Cậu bé đã thoát chết nhưng bị mảnh bom găm vào đầu. Em trai của Ahmad đã chết. Ahmad cùng gia đình buộc phải bỏ chạy. Họ ngủ trong nhà chờ xe bus, trên đường và trong rừng khi rời Syria. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Abdullah, 5 tuổi, ngủ trên một tấm nệm bẩn thỉu bên ngoài nhà ga trung tâm tại Belgrade. Cậu bé bị bệnh về máu và phải tận mắt chứng kiến em gái bị giết hại tại nhà của mình ở Daraa, Syria. Mẹ em không có tiền chữa bệnh cho con trai cho nên giờ đây, Abdullah vẫn bị sốc và bị những cơn ác mộng giày vò. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Mỗi đêm trong năm vừa qua, Ralia (7 tuổi) và Rahaf (13 tuổi) đã phải ngủ trên những mảnh bìa các tông trên những con phố của Beirut cùng với cha. Đến từ Damascus, mẹ và anh trai của 2 cô bé đã bị chết vì trúng lựu đạn. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Ahmed, 6 tuổi, ngủ trên một bãi cỏ cở Horgos, Serbia. Cậu bé mang theo chiếc túi riêng của mình khi tham gia vào cuộc hành trình đi bộ dài đằng đẵng tới miền đất hứa châu Âu. Ahmed được người chú của mình chăm sóc. Cha em đã bị giết tại quê nhà ở Deir ez-Zor, miền bắc Syria. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Gulistan, 6 tuổi, nói rằng cô bé rất nhớ chiếc gối ở nhà cũ của mình tại Kobane. Giờ đây, sống tại Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ, cô bé luôn ngủ trong sợ hãi vì gặp ác mộng. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Trong ảnh là Esra (11 tuổi), Esma (8 tuổi) và Sidra (6 tuổi) đang ngủ cùng mẹ. Những đứa trẻ này hiện đang sống tại Majdal Anjar, Lebanon nhưng chúng luôn về người cha. Ông đã bị bắt cóc. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Bé Sham, 1 tuổi, đến từ Syria nằm trong vòng tay mẹ ở biên giới Áo và Serbia. Hai mẹ con họ đang rất tuyệt vọng khi tìm đường sang châu Âu bởi họ mới tới khu vực mà trước đó 1 ngày, một nhóm người tị nạn đã được phép đi qua biên giới. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Shehd, 7 tuổi, rất thích vẽ. Nhưng việc học tập của em đã hình thành vết sẹo trong Nội chiến Syria khi mà em chỉ vẽ các loại vũ khí. Mẹ cô bé giải thích là vũ khí có mặt khắp nơi. Gia đình cô bé rất khỏ khăn trong việc tìm kiếm thức ăn trong quá cuộc hành trình rong ruổi tới Hungary. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Moyad, 5 tuổi, cùng mẹ đang đi bộ tới những khu chợ thì 1 quả bom cài trên xe taxi phát nổ. Mẹ em thiệt mạng. Bức ảnh này được chụp tại bệnh viện ở Amman, Jordan. Cậu bé bị mảnh đạn găm vào đầu, lưng và xương chậu. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Mặc dù đã 20 tháng tuổi nhưng Amir (ảnh) chỉ cười nhiều mà chưa biết nói. Mẹ cậu bé tin rằng con trai mình đã bị tổn thương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Fatima, 9 tuổi, là một trong số ít người đã may mắn tới được Thụy Điển. Tuy nhiên, cô bé bị ám ảnh bởi những ký ức về sự tàn bạo mà em được chứng kiến trên hành trình. Sau khi chạy trốn khỏi Idlib trên một con tàu chật ních người, Syria đã cùng mẹ và anh chị em ruột dành 2 năm ở một trại tị nạn ở Lebanon. Trong suốt cuộc hành trình, cô bé đã chứng kiến cảnh một bà mẹ sinh con bị chết lưu, sau đó bị người ta ném khỏi tàu. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Shiraz, 9 tuổi bị sốt và được chẩn đoán bị bại liệt khi 3 tháng tuổi. Giờ đây, cô bé đang ngủ trên một cái nôi bằng gỗ trong một trại tị nạn ở Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ. Bố mẹ cô bé không đủ tiền để chữa bệnh cho em. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Iman, 2 tuổi, nằm trên giường bệnh ở Jordan bị viêm phổi và nhiễm trùng ở ngực. Mẹ cô bé, chị Olah, 19 tuổi nói cô bé từng rất thích nghịch cát và là một đứa trẻ vui vẻ. Nhưng giờ đây, Iman chỉ ngủ cả ngày. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Fara, 2 tuổi, nằm trên một chiếc giường tạm ở Azraq, Jordan. Là một fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, cha cô bé thường nói chúc ngủ ngon mỗi đêm với hy vọng sẽ tìm thấy một trái bóng để cho con gái mình chơi vào ngày hôm sau. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Tamam, 5 tuổi có thể nhớ lại những cuộc không kích tại quê nhà, Homs, những thứ mà em thường nhìn thấy mỗi đêm. Mặc dù đã ngủ xa nhà gần 2 năm nay nhưng cô bé vẫn không nhận ra chiếc gối của mình không phải là nguồn cơn nguy hiểm. Đây là bức ảnh chụp cô bé nằm ngủ tại Azraq, Jordan. Ảnh: IBL/REX ShutterstockFara, 2 tuổi, nằm trên một chiếc giường tạm ở Azraq, Jordan. Là một fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, cha cô bé thường nói chúc ngủ ngon mỗi đêm với hy vọng sẽ tìm thấy một trái bóng để cho con gái mình chơi vào ngày hôm sau. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Juliana, 2 tuổi, đã có 2 ngày đi bộ qua Serbia để cố vượt biên tới châu Âu. Cô bé ngủ suốt ban ngày bởi ban đêm, gia đình em còn phải tiếp tục cuộc hành trình. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Maram, 8 tuổi, ngủ trên một chiếc giường tạm ở Amman, Jordan. Cô bé vừa đi học về thì nhà em bị trúng rocket. Em bị một mảnh mái nhà rơi trúng đầu. Khi được không vận qua biên giới để tới Jordan, chấn thương ở đầu khiến em bị xuất huyết não. Trong vòng 11 ngày đầu tiên, cô bé ở trong tình trạng hôn mê. Giờ đây, dù em đã có ý thức trở lại thì cằm bị vỡ  và em vẫn không thể nói chuyện. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Mohammed, 13 tuổi, hy vọng một ngày nào đó trở thành kiến trúc sư. Bức ảnh này được chụp khi em nằm trên một chiếc giường mới tịa Nizip, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Walaa, 5 tuổi, sợ chiếc gối của mình bởi cô bé đã nằm nghỉ ngơi cùng nó khi các cuộc tấn công xảy ra tại quê nhà Aleppo. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Lamar, 5 tuổi, đến từ Baghdad, ngủ trên một tấm chăn trong kh ừng gần Horgos, Serbia. Cô bé cùng gia đình đang đi mua thức ăn thì một quả bom dội xuống gần nhà họ. Buộc phải rời khỏi quê nhà, sau 2 lần nỗ lực vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ trên một chiếc thuyền cao su nhỏ, giờ đây, họ đã tới được biên giới gần Hungary. Ảnh: IBL/REX Shutterstock

Bảo Linh (theo Dailymail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news