Tin mới

Báo Anh: TQ đưa giàn khoan tới vùng biển VN vì lợi ích chính trị

Thứ bảy, 10/05/2014, 09:27 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Việc Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan dầu di động khổng lồ vào khu vực ngoài khơi cách Việt Nam 120 hải lý đã đe dọa tới an ninh của Hà Nội và các quốc gia ven biển Đông.

 

(Tinmoi.vn) Việc Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan dầu di động khổng lồ vào khu vực ngoài khơi cách Việt Nam 120 hải lý đã đe dọa tới an ninh của Hà Nội và các quốc gia ven biển Đông.

Báo Anh: TQ đưa giàn khoan tới vùng biển VN vì lợi ích chính trị

Theo tin tức từ Reuters, việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp và cho tàu đâm vào tàu Việt Nam đã làm xấu đi mối quan hệ với Việt Nam vốn đã căng thẳng trong nhiều năm.

Nhiều năm nay, Hà Nội đã cố gắng mở nhiều cuộc đàm phán với Bắc Kinh về việc Trung Quốc hoạt động trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những năm gần đây, các quốc gia khác ở phía nam đã gạt lịch sử chưa được kiểm chứng qua một bên để phân ranh giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, các cuộc đàm phán về quần đảo Hoàng Sa cũng theo đó mà ngừng lại.

Theo các nhà ngoại giao chuyên đàm phán quan hệ Việt-Trung, bất cứ lúc nào Việt Nam muốn đàm phán về vấn đề này thì Trung Quốc lại nói rằng không có gì để thảo luận bởi Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, không có chuyện chiếm đóng.

Và mặc dù bây giờ, quan chức cả 2 nước đều muốn tiến hành đàm phán về những căng thẳng leo thang trên biển, nơi mà hàng chục tàu thuyền đang đụng độ nhau ở khu vực giàn khoan thì Trung Quốc vẫn không muốn đưa vấn đề chủ quyền lên bàn nghị sự.

Ông Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông, một quan chức chính phủ Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ không lùi bước trước vấn đề quần đảo Hoàng Sa (nơi mà Trung Quốc gọi là Tây Sa). “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ đi những bước tiếp theo trong kế hoạch tại Tây Sa mặc cho Việt Nam có nói hay làm gì”, Wu nói với Reuters.

Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí tại vị trí giàn khoan HD-981 vẫn chưa được chứng minh và việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển này vào ngày 2/5 là vì lợi ích chính trị chứ không phải thương mại. Rất nhiều khu vực tại biển Đông được coi là có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt nhưng phần lớn chưa được khám phá.

Các nhà chiến lược tại Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng và triển khai giàn khoan HD-981 trong vòng 2 năm trước. Một nhà ngoại giao Việt Nam cho biết phía Việt Nam đã lường trước việc Trung Quốc sử dụng giàn khoan này để chống lại Việt Nam nhưng họ vẫn khá ngạc nhiên khi Trung Quốc đưa giàn khoan tới biển Đông vào lúc này. Phía Việt Nam sẽ kêu gọi sự giúp đỡ trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Myanmar cuối tuần này.

Bảo Linh (Theo Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news