Tin mới

Báo Mỹ: Tập Cận Bình thất bại trong việc tạo dựng hình ảnh Trung Quốc

Thứ tư, 16/07/2014, 10:50 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Hãng CNN ngày 15/7 dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Jaime FlorCruz cho biết, sau gần hai năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc tạo ấn tượng tích cực mạnh mẽ trên toàn cầu cho Trung Quốc, khiến nước này nhận được nhiều ác cảm hơn là thiện cảm.

(Tinmoi.vn) Hãng CNN ngày 15/7 dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Jaime FlorCruz cho biết, sau gần hai năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã thất bại trong việc tạo ấn tượng tích cực mạnh mẽ trên toàn cầu cho Trung Quốc, khiến nước này nhận được nhiều ác cảm hơn là thiện cảm.

 

Jaime FlorCruz là một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh (1977-1981), phóng viên Tạp chí Times và trưởng Văn phòng đại diện của Times tại Trung Quốc (1982-2000). Ông từng sống và làm việc ở Bắc Kinh từ năm 1971. 

Ông cho rằng, kết quả khảo sát về Trung Quốc do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành ở 44 quốc gia từ phương Tây tới Trung Đông, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam vừa mới công bố cho thấy rằng quốc gia này đã nhận được nhiều ác cảm hơn thiện cảm.

Kể từ khi lên lãnh đạo đất nước, Tập Cận Bình đã nắm một loạt các vị trí quan trọng trong đảng, chính phủ và quân đội khiến một số nhà phân tích gọi ông là "Chủ tịch của tất cả".

Dù là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc vẫn đang phải dối mặt với hàng loạt thách thức như suy thoái kinh tế, tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, gia tăng tỷ lệ tội phạm, suy thoái môi trường sinh thái, sôi sục căng thẳng sắc tộc ở Tân Cương và Tây Tạng, gây căng thẳng với láng giềng khi thúc đẩy tuyên bố bá quyền trên biển.

Sau hai năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã thất bại trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia Trung Quốc

Kerry Brown - Giáo sư chính trị và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney cho biết, dù khó khăn, thử thách, chồng chất trước mắt, ông Bình vẫn đặt mục tiêu lý tưởng là tiến hành các cải cách, đặc biệt là kinh tế theo hướng phát triển thị trường tự do, và thể hiện là một nhà cải cách thực thụ, 

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, theo quan điểm của Tập Cận Bình, tăng trưởng kinh tế là cần thiết để ổn định chính trị và xã hội cũng như sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cải cách thị trường tự do sẽ giúp biến Trung Quốc thành một cường quốc hiện đại và thịnh vượng.

Tập Cận Bình cũng nới lỏng Chính sách một con, có kế hoạch tự do hóa hệ thống đăng ký hộ khẩu, đặt mục tiêu xây dựng ngành tư pháp độc lập hơn. Các bước cải cách được cho là táo bạo nhất của Tập Cận Bình cho đến nay chính là chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn được gọi là "đả hổ đập ruồi" đã dẫn tới các vụ bắt giữ, cách chức và truy tố hàng ngàn quan chức, sĩ quan quân đội, quản lý doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, sau gần hai năm nắm quyền, các chính sách và cam kết của Chủ tịch Trung Quốc đã thể hiện sự mâu thuẫn lẫn nhau. Những hy vọng rằng Tập Cận Bình cũng sẽ là một nhà lãnh đạo cải cách dân chủ đã tan biến khi ông thắt chặt việc kiểm soát ý thức hệ của đảng, các hoạt động internet. 

Việc thúc đẩy một cách cứng rắn các tuyên bố bá quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra xung đột và gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng. 

Xét về lâu dài, ông Tập sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Tăng trưởng kinh tế vẫn không đủ mà cần phải cân bằng cả các vấn đề chính trị, xã hội. Nhưng dù theo đuổi theo hướng nào thì xét về sức mạnh và niềm tin Tập Cận Bình đã thể hiện cho thấy ông đủ sức để đảm bảo điều đó sẽ thành hiện thực.

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc vẫn xem ông Tập Cận Bình là một nhân tố bí ẩn và gây tranh luận ở cả trong và ngoài quốc gia này rằng liệu ông là một nhà cải cách hay bảo thủ?

 

Yên Yên (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news